8. Cấu trúc của đề tài
2.5.2. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế
Nghiên cứu thực tế với kết quả điều tra và trao đổi, phỏng vấn với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, các hiệu trưởng, chúng tôi có thể nêu ra một số nguyên nhân thành công và tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ninh Giang nói về những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế như sau:
“- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học còn hạn chế; các phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng chức năng, phòng tin học,... chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Một số địa phương chưa tập trung đầu tư cao cho giáo dục, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
- Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế, ngại đổi mới; một số đã bộc lộ năng lực chưa cao, thiếu kiên quyết trong quản lý, chỉ đạo”.
Ông Đoàn Ngọc Ánh - Hiệu trưởng trường THCS Tân Quang cho rằng: “Trình độ năng lực của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế,
một số cán bộ trong công việc còn nể nang, thiếu cương quyết, nhiều khi chỉ đạo còn dựa trên thói quen, kinh nghiệm; Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, một số trường còn chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của giáo viên tiếp tục khó khăn”.
Ông Lê Tiến Đạt - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: “Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa quan tâm đầu tư thoả đáng cho
phát triển giáo dục. Việc giải quyết cấp đất bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường còn thiếu giải pháp mạnh.”
2.5.2.1. Nguyên nhân của thành công
Có đường lối đổi mới về GD - ĐT với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới sâu sắc, toàn diện, nhất là từ khi có Nghị quyết TW II khóa VIII đến nay, giáo dục đã có những chuyển biến tích cực.
Đội ngũ hiệu trưởng đã ý thức được vai trò của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục để vận dụng một cách khoa học và linh hoạt vào thực tế của các nhà trường.
Hiệu trưởng các trường luôn quan tâm đến việc xây dựng nề nếp dạy học, biết tổ chức lực lượng hợp lý, biết xây dựng và phát huy thế mạnh của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tổ chức trong nhà trường.
Trong quá trình làm công tác quản lý các hiệu trưởng đã làm tốt việc phân công công việc, phân công trách nhiệm, quy định rõ nề nếp làm việc và việc thực hiện nghiêm túc quy chế nhà trường.
Công tác xã hội giáo dục trong các nhà trường đã làm tốt.
2.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Nguồn ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế.
Một số cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý; chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, một số hiệu trưởng còn chưa cọi trọng đúng mức công tác quản lý hoạt động giáo dục, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhất là sách, đồ dùng thiết bị dạy học. Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều ở các trường, do sự phân bố chưa hợp lý về các bộ môn, hiện tượng dạy trái ban diễn ra còn nhiều, chưa có biện pháp khắc phục.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp, hữu hiệu để khắc phục những tồn tại trên và giữ vững, phát huy những kết quả đã đạt được là yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng dạy học toàn diện trong nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 2
Qua việc nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động dạy học cũng như thực trạng về quản lý và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học hiện nay của các trường THCS tại huyện Ninh giang, chúng tôi có thể kết luận như sau:
1. Công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Ninh Giang hiện nay có mặt tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, tồn tại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học chưa cao, phần nào đó còn chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2. Các kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS đã vừa làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, lại vừa là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học nói riêng và quản lý chất lượng nói chung.
3. Vấn đề tiếp tục đặt ra là phải tìm kiếm và xây dựng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, đồng thời minh chứng cho hợp lý về tính khả thi của các biện pháp đó. Những vấn đề trên sẽ được chúng tôi tiếp tục trình bày ở chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG