8. Cấu trúc của đề tài
3.2.2. Quản lý việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Đảm bảo cho các giáo viên luôn được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, từ đó có khả năng thích ứng và có trình độ phù hợp với quá trình đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học, sự thay đổi liên tục của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông qua công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp, xây dựng hình ảnh người thầy mẫu mực, xây dựng đội ngũ sư phạm trong sạch, lành mạnh, tạo được môi trường tốt cho học sinh học tập. Đồng thời qua đó hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “ hai không” của ngành với nội dung không vi phạm đạo đức nhà giáo, củng cố hình ảnh và uy tín của ngành, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Việc quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS hiện nay cần thực hiện các vấn đề:
Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc cho giáo viên.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
* Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc cho đội ngũ giáo viên.
Để nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc cho đội ngũ giáo viên người quản lý có thể tổ chức các hình thức mời các chuyên gia, báo cáo viên về nói chuyện chuyên đề, cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng lý luận do Huyện ủy tổ chức, tổ chức các buổi sinh hoạt chi bộ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh hoạt chuyên môn… và các hình thức khác như:
Về mặt chính trị, nâng cao nhận thức của giáo viên về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh, thành phố về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu phát triển giáo dục của đất nước. Nhà trường phải luôn cập nhật và phổ biến rộng rãi đến giáo viên những chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chủ trương, chỉ đạo về giáo dục và đào tạo, phương hướng và nhiệm vụ năm học mới.
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Vì thế giáo viên cần nhận thức thật tốt về nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Điều này được cụ thể bằng các hoạt động của chính giáo viên trong sự nỗ lực học tập và công tác giảng dạy, đổi mới phương pháp, tìm tòi, sáng tạo vì sự tiến bộ của học sinh.
Tuyên truyền và giáo dục về truyền thống của nhà trường, truyền thống hiếu học của quê hương, của ngành. Nâng cao lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm của mỗi giáo viên, xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa nhà trường và địa phương, nơi giáo viên sinh sống, giúp giáo viên có được sự tin tưởng của toàn xã hội, giúp họ xác định rõ được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường và quê hương, đất nước qua những việc làm, những giờ giảng dạy và ý thức trách nhiệm với mục tiêu chung của nhà trường là nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Cần giúp giáo viên nắm rõ được tình hình thực tiễn của địa phương, hiểu được đối tượng của mình là những học sinh THCS hiếu động, đang trong giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh lý. Giáo viên phải là chỗ dựa tin cậy, nơi giải đáp những thắc mắc khó nói của các em và là người mẹ hiền của các em lúc ở trường. Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với thế hệ trẻ, các em cần được yêu thương, đùm bọc để hoàn thiện nhân cách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giáo viên vững mạnh để mỗi giáo viên cũng như gia đình học sinh có thể gửi gắm niềm tin, tình cảm và tương lai con em họ. Nhà trường phải tạo cho mỗi giáo viên cảm thấy nhà trường như một gia đình lớn mà mỗi người có trách nhiệm phải vun đắp vì lợi ích chung đó là những học sinh được phát triển một cách toàn diện, làm cho giáo viên càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu.
Bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết và một tác phong đĩnh đạc cho mỗi giáo viên. Giáo viên không chỉ là người có văn hóa khi ở trường mà ngay cả khi ở nơi sinh sống thì mỗi lời nói, phong cách của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn đối với những người xung quanh. Nếu những điều đó là tích cực sẽ giúp mọi người có thể học tập còn ngược lại điều đó cũng ảnh hưởng rất xấu đến học sinh và những người xung quanh.
* Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển hàng năm, những biến động về đội ngũ các năm tới, cùng với sự phát triển lâu dài của nhà trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng trường chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo, nhà trường có kế hoạch biên chế đội ngũ giáo viên cho phù hợp, chuẩn và đủ về số lượng, đồng bộ về các môn học. Điều này cần chú ý đến những giáo viên có khả năng phục vụ lâu dài ở địa phương bởi đây là những trường THCS.
Ban giám hiệu các nhà trường cùng với Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch hợp đồng với giáo viên có khả năng tham gia giảng dạy bổ sung cho các môn học còn thiếu giáo viên, giáo viên đi học hoặc giáo viên nghỉ đột xuất có lý do.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về chất lượng:
Xây dựng đội ngũ phải dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể. Thi viên chức nên qua dạy hợp đồng có thời hạn, kết quả giảng dạy được coi như vòng sơ tuyển và sát hạch trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp vụ sư phạm, và phẩm chất đạo đức làm tiêu trí quan trọng.
Bố trí, sắp xếp công tác kiêm nhiệm, phân công giảng dạy hợp lý trong đội ngũ, trên cơ sở yêu cầu của công việc, năng lực chuyên môn và hoàn cảnh của từng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng chuyên môn, đảm bảo đúng định mức, chế độ, thể hiện rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi giáo viên.
Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trường có truyền thống dạy và học. Chất lượng của giáo viên thường xuyên được đánh giá thông qua các tiết học, hàng tuần, qua các kênh thông tin: Học sinh, đồng nghiệp, tổ chuyên môn, cha mẹ học sinh… và dư luận xã hội. Qua đó cần có sự phân tích, tổng hợp để kịp thời động viên những mặt tốt, nhắc nhở các mặt chưa tốt để mỗi giáo viên tự hoàn thiện mình, thường xuyên có ý thức phấn đấu vươn lên phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp.
Tạo điều kiện cho một số giáo viên có năng lực đi học nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời động viên toàn bộ đội ngũ giáo viên bằng những cách khác nhau có thể tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu nhà trường sẽ có tới 80% giáo viên là cử nhân đại học và mỗi tổ chuyên môn nên có những giáo viên phấn đấu học lên sau đại học.
Nhà trường nên bố trí những giáo viên có năng lực, giàu kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp những giáo viên mới, trẻ thiếu kinh nghiệm để tập thể giáo viên trở nên thực sự vững mạnh.
* Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường đạt được là dựa trên trình độ, phẩm chất, năng lực của giáo viên. Cho nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nói chung và đặc biệt là ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học và giáo dục. Vì thế nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viên nhà trường. Điều này được thể hiện như sau:
- Điều tra cơ bản về đội ngũ giáo viên, xác định rõ từng mặt mạnh, yếu của từng giáo viên trong nhà trường qua hồ sơ, đồng nghiệp, học sinh… và có sổ lưu theo dõi của từng giáo viên để tiện kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của đội ngũ. Đồng thời, vào đầu năm học hàng năm nhà trường cũng yêu cầu mỗi giáo viên có một bản kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để khắc phục những hạn chế của mình trong năm vừa rồi.
- Nâng cao hiệu quả của buổi sinh hoạt, đặt biệt là các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
- Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học, các đầu sách, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Phòng, Sở Giáo dục và đạo tạo tổ chức.
- Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức hội giảng, trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, giờ giảng mẫu ở các tổ chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm có chất lượng, sau mỗi giờ giảng, đồng thời tổ chức tham quan, giao lưu giữa các trường trong huyện và các trường trong và ngoài Tỉnh, nhất là những trường có thành tích giảng dạy tốt.
Tổ chức dự giờ để bồi dưỡng, khắc phục hạn chế cho một số giáo viên còn yếu, giáo viên trẻ mới ra trường.
Tổ chức hoạt động tự học của giáo viên, phân công nhóm trưởng theo dõi giúp đỡ các nhóm tự học, lấy đó là cơ sở để đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiên cứu khoa học, viết bài trao đổi trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần động viên kịp thời khi giáo viên đạt được kết quả tốt trong giảng dạy và công tác cũng như những lúc gặp khó khăn.
- Phát động phong trào thi đua dạy giỏi trong toàn trường, động viên giáo viên dự thi các vòng thi giáo viên giỏi các cấp trường, Huyện, Tỉnh để giáo viên có điều kiện trình bày, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy bộ môn, phương án giải quyết các bài dạy khó, các kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện
Trước hết, Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của vấn đề đổi mới nhận thức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong quá trình phát triển giáo dục, phát triển nhà trường.
Kế hoạch đề ra phải mang tính khả thi, sát thực với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của các giáo viên.
Nhà trường phải biết sắp xếp công việc hợp lý tạo điều kiện về thời gian, công việc cho giáo viên theo học nâng cao trình độ mà không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của giáo viên, hoạt động dạy học của nhà trường.
Chủ động tìm kiếm và tạo nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên. Ví dụ: Kinh phí hỗ trợ giáo viên đi học; kinh phí trả dạy thay cho các giáo viên theo học; kinh phí tổ chức tham quan, học tập; kinh phí mời các điển hình về tổ chức chuyên đề, nói chuyện,…
Có chế độ khuyến khích, động viên, tạo ra động cơ, động lực cho các giáo viên nhiệt tình, hăng hái tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ.