Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 114 - 117)

TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.4.2.2.1Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án:

Quá trình triển khai dự án từ khi được cấp phép đến lúc chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình hết sức phức tạp, bao quát trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là vấn đề thủ tục quản lý hành chính, sự khác biệt văn hoá, thị trường… Sự hỗ trợ kịp thời ngay từ giai đoạn này sẽ là cơ sở rút ngắn thời gian triển khai, đưa dự án nhanh chóng đi vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở lành mạnh hoá môi trường đầu tư của thành phố. Công tác hỗ trợ có thể thực hiện theo các hướng như sau :

- Thành lập nhóm tư vấn đầu tư nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án như : tư vấn huy động tài chính, tư vấn giải quyết các thắc mắc khiếu nại của công nhân, tư vấn và cung cấp đầy đủ các thông tin (kể cả các tài liệu phát miễn phí cho các nhà đầu tư tiềm năng) về các thủ tục hành chính, nguồn lao động, thủ tục xin và cấp giấy phép đầu tư, thủ tục Hải quan, thuế, xuất nhập khẩu, các tổ chức tài chính .v.v.

- Đơn giản hoá các thủ tục giao, thuê đất đồng thời thống nhất quản lý giữa Ban quản lý các khu công nghiệp, Phòng Tài nguyên và Phòng Công nghiệp thành phố trong việc thực hiện các quy định về giải phóng mặt bằng, cúng như các quy định về chuyển quyền sử dụng đất (đối với các dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất)

- Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản cần thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình, cải thiện các thủ tục theo hướng chặt chẽ, gọn nhẹ và hiệu quả, nhưng tránh tình trạng can thiệp quá sâu vào các thiết kế xây dựng đã đăng ký.

- Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các dự án theo đúng quy định, khi cần thiết thì hỗ trợ ngay, tránh các phiền hà, lãnh phí hoặc hiện tượng “ghim đất, giữ chỗ” có thể có.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển "thương hiệu đặc trưng" của thành phố. Toàn thành phố hiện nay thực sự chưa có thương hiệu nào nổi bật trên thị trường thế giới. Việc xây dựng các thương hiệu đặc trưng thực tế đã cho thấy không phải đơn thuần chỉ là mang lại hiệu quả thu được nhiều lợi ích cho riêng nhà đầu tư mà còn là ngọn cờ đầu, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khác phấn đấu đi theo, từng bước tạo lập thương hiệu và uy tín cho thành phố. Chính vì vậy, thành phố cần có xây dựng một chương trình thiết thực để trong thời gian đến phấn đấu thành phố có một vài thương hiệu có tiếng tăm và uy tín như sản phẩm chè Hương, các sản phẩm nông sản như : nước dứa cô đặc, tinh bột sắn… ở Việt Nam và xa hơn là trên thế giới.

3.4.2.2.2 Định kỳ tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp :

- Tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ nhằm lắng nghe và phản hồi thông tin từ các nhà đầu tư từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ hoặc biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, tránh gây tình trạng bất mãn, không hợp tác trong đội ngũ các nhà đầu tư, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thành phố.

- Phát triển các hình thức, dịch vụ tư vấn hướng dẫn về pháp luật, chính sách từ đó tăng cường phối hợp và xử lý các sai lệch do chính sách gây ra, tăng cường sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với các chính sách của Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp, tư pháp với Ban quản lý và các nhà đầu tư, trong trường hợp phát sinh những tranh chấp, mâu thuẫn thì cần chủ động xử lý dứt điểm và nhanh gọn tạo tâm lý và niềm tin trong các nhà đầu tư.

- Tập trung xử lý những ách tắc trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư, tăng cường hiệu quả của cơ chế đăng ký đối với các hoạt động của các dự án thuộc mục tiêu và phạm vi đã quy định trong giấy phép đầu tư.

3.4.2.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư đã triển khai :

Hiệu quả và chất lượng của dự án đầu tư trước hết thể hiện ở khả năng sinh lời và thời gian hoàn vốn của dự án, cũng như phải góp phần tạo ra được năng lực phát triển chung của kinh tế địa phương, đặc biệt là những dự án tạo những san rphẩm chủ lực cho địa phương đó hoặc có những đóng góp quan trọng trong xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm…

Để nâng cao hiệu quả của các dự án đã được triển khai, trong thời gian đến thành phố cần triển khai thực hiện các biện pháp có tác dụng giảm chi phí đầu vào và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp như :

- Cần ban hành chính sách động viên, tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, các nghĩa vụ về thuế…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hoặc tuyên dương những doanh nghiệp có sản phẩm có tính tiêu biểu cho thành phố,

những sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, những sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tại trợ công tác nghiên cứu và phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 114 - 117)