Chính sách xuất nhập cảnh, cư trú và nhân lự c:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 63 - 65)

NGHIỆP TAM KỲ

2.4.2.3Chính sách xuất nhập cảnh, cư trú và nhân lự c:

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tìm hiểu thị trường và chuẩn bị đầu tư... tham gia làm việc, hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Khu cụm công nghiệp Tam Kỳ và các thành viên gia đình đựoc tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng trong công tác cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần phù hợp với thời hạn làm việc, hoạt động đầu tư tại Khu cụm công nghiệp Tam Kỳ, công tác

cấp thị thực tại thành phố do Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Nam thực hiện và trung bình thời gian cho mỗi lần cấp tối đa không quá 3 ngày kể từ ngày nộp. Đây cũng là một trong những thành công của tỉnh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên về chính sách lao động thì ngược lại, do điều kiện khách quan nên hiện tại thành phố vẫn chưa đủ khả năng để hỗ trợ đào tạo và cung ứng lao động. Theo tinh thần của quyết định số 40/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thì các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ từ 10 – 40% cho các nhà đầu tư tự đào tạo lao động nên phần lớn công tác này là do các cấp chức năng tỉnh quản lý. Tuy nhiên nếu đối với khu kinh tế mở, tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo lao động người Quảng Nam là 20 USD/người thì tại các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ điều này chưa thực hiện được. Thực tế khoảng hỗ trợ đào tạo này khá nhỏ bé dối với nhà đầu tư có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động như các doanh nghiệp dệt may hiện đang đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp. Đó là chưa kể đến một thực trạng khá phổ biến là các doanh nghiệp chỉ nhận được lời cam kết bằng văn bản còn thực tế chi trả thì chưa có do thiếu vốn ngân sách. Rõ ràng trong tương lai thành phố cần xem xét và chủ động đề xuất một chính sách có tính chủ động hơn và hiệu quả chính sách này với tỉnh phù hợp với những đặc trưng của thành phố.

Hơn nữa do một số nguyên nhân như sau là cho chất lượng lực lượng lao động tại thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu chung :

- Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc và khu kinh tế mở Chu Lai làm nhu cầu lao động tăng lên. Trong khi đó, các khu, cụm công nghiệp tại thành phố lại chưa đủ sức để thu hút lao động chất lượng cao nên việc cải thiện chất lượng lao động tại thành phố vẫn “dậm chân tại chỗ”. Một nguyên nhân nữa là điểm mạnh của lao động tại thành phố giá rẻ, có sức lao động. Mục tiêu trước mắt của họ là kiếm sống với bất cứ ngành nghề gì, hầu như bản thân chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và vẫn còn mang nặng tác phong nông nghiệp không nhanh nhẹn chính xác khi làm việc.

- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp đều thuộc các ngành như dệt, may, tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu cần nhiều lao động giản đơn nhằm sử dụng lợi thế giá nhân công thấp tại Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp chỉ cần nguồn lao động có một trình độ văn hóa nhất định, sau khi tuyển dụng sẽ tổ chức đào tạo tại chỗ để đủ trình độ kỹ thuật làm một công việc cụ thể theo đặc thù tại từng doanh nghiệp. Điều này lý giải cho việc lao động trình độ thấp hiện đang chiếm tỉ lệ tương đối cao trong các khu công nghiệp của thành phố.

- Thị trường lao động có quy mô và hoạt động một cách chuyên nghiệp nhìn chung vẫn chưa được định hình ở cả thành phố lẫn doanh nghiệp do đó cả về phía doanh nghiệp lẫn người công nhân chưa được tư vấn đầy đủ trong quá trình tuyển chọn lao động. Thành phố còn chưa phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, còn trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh đóng trên địa bàn thành phố thì chưa phát huy tốt vai trò xúc tiến việc làm, chưa thực sự thể hiện vai trò là chiếc cầu nối hữu hiệu kết nối người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn còn mang nặng tính lý thuyết, ít tạo cơ hội cho sinh viên và học viên phát triển những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc sau này. Đó là do các trường dạy nghề chưa thâm nhập được sâu vào các khu công nghiệp thông qua các chương trình làm việc và hợp tác cụ thể với các doanh nghiệp khu công nghiệp để nắm rõ nhu cầu ngành nghề cần đáp ứng từ đó có kế hoạch đào tạo cho phù hợp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 63 - 65)