NGHIỆP TAM KỲ
2.3.2.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu, cụm CN Tam Kỳ:
Trên địa bàn toàn thành phố hiện chỉ có 01 dự án tham gia đầu tư của Công ty may Sport – Team, Đài Loan tại Khu công nghiệp Thuận Yên với tổng số vốn đăng ký là 32 tỷ đồng, giải quyết được 2.809 lao động với lĩnh vực đầu tư kinh doanh là sản xuất da và áo quần thể thao. Như vậy, số quốc gia và số dự án tham gia đầu tư vào Khu cụm công nghiệp Tam Kỳ còn quá ít, thiếu hẳn những quốc gia đầu tư có tiềm lực lớn, thậm chí các quốc gia đã có nhiều dự án đầu tư thành công tại Việt Nam như Nhật, Australia, Đức ... Bên cạnh đó, quy mô dự án đầu tư này còn thấp mới khoảng 2 triệu USD. Hầu hết các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn được tập trung vào Khu kinh tế mở Chu Lai. Thậm chí các quốc gia như khu vực ASEAN cũng chưa đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ mặc dù tỉnh và thành phố cũng có khá nhiều hoạt động thu hút và mời gọi các nhà đầu tư. Thực tế, cơ chế hoạt động Khu cụm công nghiệp Tam Kỳ chỉ tương đối phù hợp với các nhà đầu tư có quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế, đây là điểm quan trọng mà Ban quản lý Khu cụm
công nghiệp Tam Kỳ cần chú trọng hơn nữa nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn quan trọng này.
Trong điều kiện tiềm lực của các nhà đầu tư trong nước còn nhiều hạn chế, việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là vấn đề hết sức cấp thiết đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu cụm công nghiệp Tam Kỳ, đặc biệt là những công trình đòi hỏi trình độ công nghệ cao, hiện đại. Hơn nữa một trong những lĩnh vực mà Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố xác định là mũi nhọn và là hướng ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là du lịch và dịch vụ cũng chưa có một dự án nào được đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp thành phố. Với lợi thế và tiềm năng sẵn có về địa điểm được quy hoạch nằm dọc ven biển từ Hội An đến Biển Rạng cộng với việc xúc tiến hoàn chỉnh khu công nghiệp Tam Thăng, trong tương lai thì những dự án đầu tư ở các lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, cơ sở hạ tầng, du lịch nên là những hướng ưu tiên quan tâm của Ban quản lý và thành phố. Chính vì vậy, việc tạo những điều kiện tối ưu nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực trên, cũng như cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đầu là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết và mang tính chiến lược đối với các khu cụm công nghiệp Tam Kỳ.
2.3.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp : công nghiệp :
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp của thành phố đã có những bước phát triển mạnh như : giá trị sản xuất công nghiệp tính đến tháng 12 năm 2006 đạt 119,55 tỷ đồng tăng 130,4% so với năm 2005. Đến nay đã có 25/26 dự án đi vào hoạt động sản xuất, cụ thể như sau :
Bảng 2.4 : Giá trị sản xuất của các khu, cụm công nghiệp (tính đến 11/12/2006)
STT Khu, cụm công nghiệp
GTSX GTSXCN
(toàn TP) Tỷ trọng so với TP % (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) 1 Trường Xuân 45,25 13,29 2 An Sơn 0,34 0,09 3 Thuận Yên 73,96 21,72 4 Tam Thăng 0 0.00 Tổng 119,55 340,4 35,12
(Nguồn : Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Nam)
Qua số liệu thống kê cho thấy, các khu, cụm công nghiệp thành phố đã từng bước hội nhập và khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển chung của thành phố. Giá trị sản xuất do các khu, cụm công nghiệp tạo ra chiếm 35,12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố trong năm 2006. Đạt được những thành tựu trên là do trong năm 2006, Uỷ ban nhân dân thành phố đã quan tâm triển khai một số hoạt động đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này vào khoảng 50 tỷ đồng, chiếm gần 1/3 so với tổng chi ngân sách của toàn thành phố.
Trong năm 2006, các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành các công nghiệp nhẹ của thành phố đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước là : sản xuất bê tông ly tâm, áo quần; giày thể thao. Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu thì các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc gia công và xuất cho các doanh nghiệp lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chứ chưa thực sự tiến hành các hoạt động xuất khẩu nào. Nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa xác định được các sản phẩm chủ đạo mang đặc trưng riêng của thành phố, đây là điều mà Ban quản lý các khu công nghiệp cần quan tâm hơn trong thời gian đến.
Cũng trong năm 2006, các khu, cụm công nghiệp thành phố đã nộp ngân sách tổng cộng 54,1 tỷ đồng tăng 26% so với cùng kỳ năm 2005. Điểm nổi bật trong đóng góp ngân sách thành phố là trong năm các khu, cụm công nghiệp cũng đã
tham gia thực hiện nộp các Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ an ninh quốc phòng, Quỹ bão lụt, Quỹ hỗ trợ trẻ em ước tính tăng 7% so với năm 2005. Đây là một trong những thành công chung của Ban quản lý khu, cụm công nghiệp thành phố cũng như các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.