Những cơ hội trong thu hút vốn đầu tư vào các khu, cụm CN Tam Kỳ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 82 - 84)

TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1 Những cơ hội trong thu hút vốn đầu tư vào các khu, cụm CN Tam Kỳ:

Theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư thì môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á. Các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..., đã bắt đầu làn sóng đầu tư mới tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và kiểm tra giám sát dự án đầu tư nước ngoài đã đi vào nề nếp; công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai ở các địa phương nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư trong triển khai hoạt động đầu tư...

Theo công bố mới đây của JETRO, trên 75% công ty sản xuất của Nhật Bản hiện đang hoạt động tại Việt Nam đã chọn Việt Nam là nơi sản xuất tốt nhất trong vòng 5-10 năm tới. Đây là một trong những kết quả của điều tra hàng năm về các công ty sản xuất của Nhật Bản tại châu Á năm 2006 được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố ngày 30/5. Cũng theo kết quả điều tra này, Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á, sau Ấn Độ và là nước đứng đầu trong khu vực ASEAN được các công ty sản xuất của Nhật kỳ vọng lợi nhuận năm 2007 sẽ được cải thiện hơn so với năm ngoái, với lý do là doanh thu xuất khẩu tăng và hiệu quả sản xuất được cải thiện. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho miền Trung nói riêng, điều này cũng đồng nghĩa với việc đây chính là những thuận lợi để miền Trung từ chỗ chưa có tên tuổi trong con mắt các nhà đầu tư có cơ hội vươn ra thế giới, tiếp cận và củng cố lòng tin đối với nhà đầu tư quốc tế, từ đó có điều kiện để thu hút vốn đầu tư của các nước, tiếp thu trình độ khoa công nghệ cao.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APTA và WTO, đây chính là điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong xu thế toàn cầu hoá

thương mại thế giới, gia nhập WTO chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường. Theo đánh giá của Ông Sachio Kageyama, Tổng giám đốc Công ty Canon Việt Nam thì “Những thay đổi rất lớn đang diễn ra tại Việt Nam và sẽ

làm nước này trở thành một địa điểm đầu tư cởi mở và hấp dẫn với các nhà đầu tư”. Vào WTO cũng là vào nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh toàn cầu,

không bị phân biệt đối xử cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Theo nhiều dự báo, trong những năm tới, châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất, khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư nói chung và cũng là cơ hội lớn cho tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư là quốc gia ổn định về chính trị và xã hội do ít xảy ra tình hình căng thẳng chính trị, tôn giáo và sắc tộc. Sự gần gũi về mặt địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước thành viên ASEAN cũng khiến Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn trong việc xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường trên. Tuy nhiên, nhân tố hấp dẫn nhất vẫn là giá nhân công rẻ.

Hàng loạt các động tác của Chính Phủ gần đây cũng tạo nhiều sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư như : Hiệp định đầu tư Việt - Nhật có hiệu lực từ năm 2004; giữa năm 2006, Quy định bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ… đã dần dần được các tập đoàn quốc tế lớn tín nhiệm như Microsoft, Intel… kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Tam Kỳ có cơ hội được hưởng lợi từ sự đầu tư trọng điểm của nhà nước vào khu vực, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng liên vùng và nội vùng nối các khu công nghiệp trọng điểm của khu vực như khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu kinh tế Nhơn Hội, từ đó có cơ hội tiếp cận các nguồn

vốn đầu tư phát triển, các chính sách ưu đãi tạo động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w