TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.4.1.3.1 Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệ u:
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Vấn đề xây dựng thương hiệu ngày nay không còn là vấn đề riêng của các doanh nghiệp mà còn là của các cơ quan chức năng khi tham gia vào quá trình hội nhập. Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn thể hiện sự cam kết chặt chẽ của doanh nghiệp với khách hàng, tạo sự tin tưởng để khách hàng đặt trọn niềm tin khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Còn thương hiệu của một điạ phương được xây dựng trên cơ sở sản phẩm chủ lực của địa phương, là cơ sở quan trong để các nhà đầu tư đặt niềm tin và lựa chọn đầu tư vào địa phương đó. Quan trọng là vậy nhưng không phải tất cả các địa phương đều ý thức và hiểu đầy đủ được vai trò của thương hiệu trong việc xây dựng hình ảnh, phát triển các hoạt động thu hút đầu tư của địa phương. Như đã phân tích ở phần trên, đến nay các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố hoàn toàn chưa có mặt trong con mắt của các nhà đầu tư trong nước chưa nói đến các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn nói đến Quảng Nam, các nhà đầu tư nghĩ ngay đến
Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, điều này rõ ràng là một thiếu sót lớn của Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp thành phố và cả của Uỷ ban nhân dân thành phố. Việc xây dựng, phát triển thương hiệu không chỉ là nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương mà nó còn là nâng cao giá trị và uy tín của chính địa phương đó. Thương hiệu có tiếng trong đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá và thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.
Chính vì vậy trong thời gian đến, thành phố và Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp cần xúc tiến các hoạt động sau :
- Trước mắt, cần chủ động đề xuất với tỉnh và Sở Kế hoạch đầu tư đưa thông tin về các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ vào Website của tỉnh. Về lâu dài thành phố cần xây dựng một Website của riêng thành phố và đăng tải đầy đủ các thông tin về các khu, cụm công nghiệp thành phố cũng như các cơ chế, chính sách ưu đãi mà thành phố áp dụng.
- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp đã có dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, động viên và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tổ chức triển lãm thương hiệu của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể hàng năm, chủ động về kinh phí tiếp thị, từ đó dành một khoản trong ngân sách thành phố cho hoạt động quảng bá hình ảnh, thành tựu của các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ.
- Đa dạng hoá các hình thức quảng bá như phát hành các tập gấp về đầu tư, tổ chức các hội thảo về định hướng phát triển thành phố qua đó lồng ghép hoạt động thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của thành phố vào trong hội thảo.
- Phát động các cuộc thi viết bài về các thành tựu trong công tác đầu tư tại thành phố.
- Hình thành 01 bộ phận hoặc tuyển dụng 01 chuyên viên để thực hiện công tác Marketing đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp thành phố nói riêng và cho thành phố nói chung.
- Tham gia các hội nghị, hội thảo về đầu tư tiến đến xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp ngoài thành phố và tỉnh nhằm xúc tiến kêu gọi đầu tư.
- Đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư, cần mở rộng hơn nữa quan hệ xúc tiến đầu tư thông qua các tổ chức phi Chính phủ, các Hiệp hội của các ngành trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư của thành phố.
3.4.1.3.2 Nghiên cứu các nhà đầu tư và xác định các lĩnh vực đầu tư phù hợp với đặc điểm của thành phố nhằm tăng khả năng định vị thương hiệu đầu tư : với đặc điểm của thành phố nhằm tăng khả năng định vị thương hiệu đầu tư :
Trong điều kiện khó có khả năng cạnh tranh với các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh như hiện nay thì việc tổ chức khảo sát và nghiên cứu các nhà đầu tư nhằm tìm ra đối tượng thích hợp để thu hút là điều kiện rất quan trọng. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay thì dù có những dự án lớn thì thành phố cũng chưa có đầy đủ điều kiện sẵn sàng để thu hút. Chính vì vậy những nỗ lực tìm hiểu các nhà đầu tư sẽ giúp thành phố hoạch định được một chiến lược thu hút phù hợp. Trong thời gian đến, thành phố cần quan tâm đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư là người Quảng Nam đã thành công khi đầu tư ở khu vực khác.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đa dạng hoá nhà đầu tư, thành phố cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn có tiềm lực lớn từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa kỳ.. vv. Mặt khác, cần nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của một nước trong khu vực, đặc biệt là các cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là chương trình nghiên cứu quan trọng, không chỉ phục vụ thiết thực cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.
Phân tích các đặc điểm của môi trường đầu tư có thể thấy rằng hiện tại các dự án thích hợp với thành phố hiện nay là các dự án trong các lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, dệt may, tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Một số sản phẩm ở các lĩnh vực này đã bước đầu tạo được thương hiệu trên thị trường như Sản phẩm chè Hương, tinh bột sắn… Để nghiên cứu các nhà đầu tư ở lĩnh vực này, trong thời gian đến Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp thành phố cần tham gia vào các hiệp hội như Hiệp hội dệt may, Hiệp hội thuỷ sản… hoặc chủ động tư vấn một số doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội này, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm mà đưa hình ảnh cũng như thành tựu của các khu, cụm công nghiệp thành phố đến với các nhà đầu tư trong nước.
Chính vì vậy, để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh tăng cường các hoạt động đầu tư UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 40/2003QĐ-UB nhằm ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trên điạ bàn tỉnh Quảng Nam. Bước đầu Quyết định đã mang lại hiệu quả tương đối đối với các khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc và Khu kinh tế mở Chu Lai, song đối với thành phố thì do những lý do khách quan thành phố vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Trong thời gian đến, thành phố cần chú trọng hơn nữa vào việc thực thi linh hoạt hơn các hoạt động này, từng bước lựa chọn các sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có khả năng định vị thương hiệu cho thành phố từ đó đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp này, hỗ trợ các doanh nghiệp này quảng bá, phát triển hoặc xây dựng các quy chế ưu đãi cho các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này.
Một giải pháp nữa mà thành phố cần quan tâm trong tương lai là thành phố cần chủ động phân loại nhà đầu tư từ đó đề xuất với tỉnh một chính sách hỗ trợ phù hợp với các nhà đầu tư có tiềm năng. Bên cạnh đó thành phố cần xác lập thứ tự ưu tiên của các dự án từ đó xây dựng các chính sách cụ thể và phù hợp với từng dự án. Chẳng hạn trong thời gian đến với các lĩnh vực thu hút như đã xác định ở trên, thành phố cần tập trung thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như dịch vụ,
thương mại, chế biến nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành nghề nông nghiệp, các ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ.
3.4.1.4 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp :