Định hướng phát triể n:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 79 - 81)

TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.1.1 Định hướng phát triể n:

Thứ nhất : Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy

hoạch và điều hành trực tiếp quy hoạch với quan điểm “triển khai thông thoáng nhưng đảm bảo chặt chẽ”. Đối với các khu công nghiệp gặp khó khăn trong triển khai (như KCN Tam Thăng) cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Trường hợp những dự án đầu tư không còn triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút Giấy phép đầu tư hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong quá trình triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cần tuân thủ chặt chẽ quy hoạch gắn kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố một cách đồng bộ, đồng thời tăng cường sự hợp tác, liên kết và thiết lập mạng lưới và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp giữa các đại phương trong tỉnh.

Thứ hai : Tăng cường hiệu quả công tác thu hút đầu tư trong khu công nghiệp,

chú trọng kết hợp giữa lấp đầy diện tích khu công nghiệp với nâng cao chất lượng dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Từng bước chọn lọc và khuyến khích thu hút các dự án có điều kiện phát huy thế mạnh của địa bàn, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp, tích cực tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để họ nhanh chóng đưa công trình vào vận hành.

Thứ ba : Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,

thực hiện đầu tư xây dựng có trọng điểm, sớm hoàn thành đồng bộ và huy động các công trình kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài khu công nghiệp, nâng cao hơn nữa tỷ

trọng sử dụng đất công nghiệp trong khu công nghiệp, đồng thời tập trung vào các vấn đề khẩn trương giải quyết nhà ở cho công nhân.

Thứ tư : Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý khu công nghiệp theo

hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn với cơ quan nhà nước ở tỉnh nhằm tăng cường thống nhất giữa quản lý khu công nghiệp theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho các khu công nghiệp trong tỉnh. Tiếp tục đổi mới các mặt công tác quản lý Nhà nước về khu công nghiệp đặc biệt là công tác quản lý và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép kết hợp với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong khu công nghiệp.

Thứ năm : Thường xuyên tiến hành phân tích, giám sát chất lượng môi trường

tại các khu công nghiệp nhằm đảm bảo xử lý kịp thời các sự cố về môi trường. Hình thành ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp khu công nghiệp về vấn đề môi trường đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp. Có những biện pháp mang tính bắt buộc đối với các chủ đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung trong khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ trong doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng công tác này.

Thứ sáu : Tăng cường việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, từng bước

tăng hàm lượng chất xám trong lao động, có kế hoạch về tái đào tạo nguồn nhân lực. Chính quyền thành phố sớm triển khai khả thi các chính sách hỗ trợ về kinh phí cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong việc đào tạo nguồn lao động trong khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w