dụng để so sánh :
- Thứ nhất, nếu chia dòng vốn FDI theo quy mô dân số thì FDI trên đầu người ở Trung Quốc (khoảng 33 USD/người giai đoạn 1996 – 2000) cao gấp 11 lần so với Ấn Độ (chỉ có 3 USD). Đó là áp dụng cho các nước có số dân trên 1 tỷ người. Còn đối với các nước có số dân khoảng 75 triệu người, FDI trên đầu người ở Việt Nam (khoảng 24 USD/người giai đoạn 1996-2000) thực tế cho thấy cao hơn ở Philippine (18 USD/người), đó là một hành trình dài về mở cửa cho đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai, nếu đặt dòng vốn đầu tư FDI so sánh với quy mô thị trường, mặc dù gần đây FDI tràn vào Trung Quốc, nhưng tỷ trọng giữa dòng vốn FDI trong GDP vẫn dưới 6,2%. Hơn nữa, nếu so sánh dòng vốn FDI với sự đánh giá tỷ suất sức mua (PPP) của GDP nước đó, thì FDI vào Trung Quốc chưa bao giờ vượt qua được 1,2% của GDP tính theo tỷ suất sức mua. Mặt khác, trong các nước NIEs Châu Á, Singapore có sự phụ thuộc vào FDI cao nhất với tỷ trọng dòng vốn FDI trong GDP khoảng 5% đến 15%. Ngược lại, Đài Bắc và Hàn Quốc lại tỷ trọng này chỉ có 3%. Malaysia có được một tỷ trọng khá cao ở mức 9%. Mức độ này một phần quyết định bởi chính sách cởi mở của nước chủ nhà đối với FDI như thế nào.
- Thứ ba, về tỷ trọng FDI trong cấu thành tổng vốn cố định, FDI chiếm khoảng 10- 18% tổng vốn đầu tư cố định ở Trung Quốc giai đoạn 1994-2001, chỉ cao hơn của Malaysia một chút hiện là 12%. Trong khi đó, FDI thường chiếm khoảng 30% trong cấu thành tổng vốn cố định ở Singapore năm 1998- 2000. Còn đối với Đài Loan, thì đây là một nguồn vốn đầu tư quan trọng của nước này.