Những nguy cơ trong thu hút vốn đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ :

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 84 - 87)

TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.2 Những nguy cơ trong thu hút vốn đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ :

Tam Kỳ :

Sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc và khu kinh tế mở Chu Lai ở phía Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), năm 2005, Đà Nẵng đã có 15 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn 88,6 triệu USD và 07 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn thêm 34,8 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư FDI thu hút được vào địa bàn Đà Nẵng trong năm 2005 là 123,4 triệu USD. Ngoài ra, còn có 5 dự án khác với tổng vốn đầu tư 169 triệu USD đã hoàn thành hồ sơ, đang trình các cấp thẩm quyền xin cấp giấy phép đầu tư và 4 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 75 triệu USD đã có chấp thuận của UBND TP Đà Nẵng, đang lập hồ sơ để trình xin cấp giấy phép đầu tư. Trong khi tính đến tháng 03/2007, khu kinh tế mở Chu Lai đã tiếp nhận 100 dự án đầu tư vào KKTMCL với tổng vốn đăng ký 1.002,2 triệu USD. Trong đó có 26 dự án đầu tư nước ngoài của 10 nước (718,3 triệu USD) là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Singapo, Pháp, Lúc-xăm-bua (vốn đăng ký của Mỹ cao nhất : 216,5 triệu USD) và 74 dự án đầu tư trong nước (283,9 triệu USD) bao gồm các lĩnh vực hoạt động: công nghiệp (55 dự án), du lịch (24 dự án) thương mại dịch vụ (13 dự án), nông, lâm, thuỷ sản (4 dự án), kinh doanh kết cấu hạ tầng (4 dự án). Rõ ràng với những lợi thế là thành phố trực thuộc Trung ương và là nơi áp dụng hàng loạt các thể chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng thì Đà Nẵng và khu kinh tế mở Chu Lai là 02 áp lực lớn cho các khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ trong công tác thu hút vốn đầu tư.

Phong trào ưu đãi đầu tư và thu hút đầu tư diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các địa phương trên cả nước. Theo thống kê hiện nay, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều đã và đang hình thành các khu công nghiệp cho riêng mình, từ đó dẫn đến việc ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư, mặc dù Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 nhằm chấn chỉnh các hoạt động thu hút đầu tư của UBND các tỉnh, chấm dứt việc chạy đua ban hành các chính sách thu hút đầu tư, xoá bỏ các rào cản để thu hút đầu tư song trên thực tế vẫn còn nhiều tỉnh thành còn sử dụng một số ưu đãi như ưu đãi tài chính… để kích thích đầu tư, từ đó gia tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Đầu tư vào miền Trung mang tính rủi ro cao hơn các vùng khác. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính rủi ro đầu tư tại khu vực miền Trung, chẳng hạn như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thị trường nhỏ hẹp, manh mún, sức mua thấp, mặc dù gần nguồn nguyên liệu đối với một số ngành song chất lượng các nhà cung cấp không đảm bảo, xa các thị trường lớn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chi phí vận tải cao, ... Đây là những nguy cơ xuất hiện trong việc khảo sát môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp Tam Kỳ.

Như vậy trong thời gian đến, Ban quản lý khu, cụm công nghiệp Tam Kỳ cần có một cái nhìn đúng đắn hơn trong việc thu hút đầu tư, lựa chọn lĩnh vực kêu gọi đầu tư sao cho vừa tận dụng được sức ảnh hưởng của 2 khu vực trên, vừa lựa chọn các chính sách, cơ chế ưu đãi sao cho tạo được nét riêng có của thành phố mà không ảnh hưởng đến tinh thần của Quyết định số 1387.

3.2.3 Những lợi thế của các khu công nghiệp Tam Kỳ :

Khu công nghiệp Trường Xuân :

Khu CN-TTCN Trường Xuân được tổ chức không gian trên quy mô sử dụng đất, hiện trạng các lô đất được chia thành 3 loại chính theo diện tích: >=1 ha, <=1 ha, <=0,5 ha. Các khu đất có thể tách, ghép mở rộng linh hoạt khi có nhu cầu.

Sơ đồ quy hoạch khu công nghiệp Trường Xuân :

Lợi thế của cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Trường Xuân : giao thông thuận tiện (gần ga, quốc lộ 1A); cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng (Ðiện, nước đầy đủ); được xác định ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện đầu tư vào các KCN lớn.

Khu công nghiệp Thuận Yên :

Khu công nghiệp Thuận Yên nằm ở xã Tam Đàn, cách trung tâm thị xã Tam Kỳ 2km về phía Tây, nằm sát quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam; cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 30km về phía Tây. Đường trục chính nối quốc lộ 1A vào KCN rộng 50m. Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện, hiện tại đang hoàn tất khớp nối với

Đường tránh quốc lộ 1A Quốc lộ 1A : 1 km

Quốc lộ 1A : 2 km Đường tránh quốc lộ 1A

khu công nghiệp Trường Xuân nhằm hình thành chuỗi khu công nghiệp liên hoàn. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư là : Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng; Công nghiệp lắp ráp điện tử, may công nghiệp.

Khu công nghiệp Tam Thăng :

Nằm trên trục công nghiệp Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất. Hiện tại khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư được ưu tiên là : Công nghiệp dày da, may mặc; sản xuất nguyên phụ liệu ngành dày dép, may mặc, lắp ráp hàng điện, điện tử, điện lạnh, vi tính; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng chất lượng cao; công nghiệp sạch.

Hầu hết các khu công nghiệp tại thành phố đều chiếm những vị trí và các điều kiện thuận lợi như giá đất (chưa có CSHT) và phí sử dụng CSHT vào loại thấp nhất hiện nay, thậm chí có thể cho mượn đất lâu dài; được hỗ trợ một phần lãi suất sau đầu tư; được ưu tiên đất ở cho các doanh nghiệp có nhu cầu tại thành phố.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w