Những giải pháp về nguồn nhân lự c:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 94 - 96)

TAM KỲ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.4.1.1 Những giải pháp về nguồn nhân lự c:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong vòng 10 năm (2001 - 2010) có nêu rõ: “... tập trung xây dựng có chọn lọc một số công nghiệp nặng quan

công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ...”. Trong đó, giá trị sản

lượng công nghiệp của các khu công nghiệp phải chiếm 40% giá trị sản lượng công nghiệp chung của cả nước. Như thế quả thật trong thời gian tới nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của toàn tỉnh nói chung và của riêng thành phố thật sự không dễ dàng. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển các khu công nghiệp của thành phố.

Trên thực tế hiện nay, tình trạng “thầy nhiều hơn thợ” vẫn còn tốn tại ở thành phố nhưng số lao động gọi là “thầy” trong thực tế lại không có khả năng trở thành cán bộ quản lý do quá trình đào tạo thường không gắn với thực tiễn, nhất là đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong các khu công nghiệp. Số lao động này sau khi được tuyển dụng, các doanh nghiệp phải đưa đi đào tạo bổ sung tại nước ngoài. Một phần nguyên nhân là do cơ cấu đào tạo của nước ta còn bất hợp lý (tỷ lệ hiện nay là công nhân kỹ thuật 1,5; trung học chuyên nghiệp 1; cao đẳng, đại học 1).

Trong thời gian tới, nhu cầu về lao động có tay nghề của các khu công nghiệp trên toàn tỉnh và thành phố ngày càng gia tăng do đó, hoạt động đào tạo cần phải được quan tâm của Uỷ ban nhân dân thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và từng doanh nghiệp. Nội dung ngành nghề, phương thức đầu tư cần đáp ứng với nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và cũng tính đến các ngành nghề cần phải đào tạo trong tương lai để phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thức đào tạo cần đa dạng nhằm phát huy năng lực của xã hội cùng tham gia đào tạo. Để định hướng cho công tác đào tạo tay nghề cho công nhân trong các khu công nghiệp trong thời gian tới, Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm các địa phương khác để đề ra chiến lược đào tạo cho phù hợp với tình hình mới và có thể áp dụng một số giải pháp sau :

3.4.1.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện bộ máy quản lý các khu, cụm công nghiệp : khu, cụm công nghiệp :

Khối lượng công việc mà Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp cần phải thực hiện là rất lớn song hiện tại đội ngũ cán bộ của Ban vừa thiếu lại vừa yếu. Chính vì vậy việc tăng cường lực lượng và đào tạo cán bộ là rất cần thiết hiện nay. Các hướng cơ bản có thể áp dụng như sau :

- Tách bộ phận quản lý các khu, cụm công nghiệp ra khỏi Phòng công nghiệp thương mại hiện nay. Đồng thời phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong Ban nhằm phát huy tối đa khả năng chuyên môn hoá công việc.

- Xác định rõ nhu cầu đào tạo và tái đào tạo lại lực lượng cán bộ từ đó lập kế hoạch đào tạo cán bộ hợp lý đảm bảo yêu cầu vừa tinh gọn vừa hiệu quả. Một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra đối với cán bộ trong Ban quản lý là nhất thiết phải đảm bảo một trình độ ngoại ngữ nhất định nhằm nâng cao khả năng giao tiếp.

- Xác định nhu cầu tuyển dụng mới và hình thành các tiêu chí tuyển dụng phù hợp với điều kiện của thành phố, sau đó thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm gia tăng khả năng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Thành phố xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ trong Ban tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ này có thể phát huy tối đa tài năng và trí tuệ của họ phục vụ cho thành phố.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với các khu công nghiệp tam kỳ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w