Môi trường là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh, làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
Công ty TNHH thương mại Hùng Phát xác định yếu tố công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy cao năng
suất sản xuất và tự động hóa dây chuyền và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nghành. Hiện nay Công ty áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất như: sử dụng các loại máy phay, máy bào 4 mặt 5 trục, máy ép gỗ dán 12 khe phi 14, máy sấy gỗ, máy tiện CNC và đặc biệt là dây chuyền công nghệ ép ván gỗ SAW hiện đại của Đức. Công nghệ ép ván gỗ SAW giúp cho Công ty có được một hệ thống máy móc làm việc tự động hóa, liên tục đảm bảo được năng xuất sản xuất cao nhất, còn công nhân chỉ có vai trò hỗ trợ dây chuyền vận hành theo đúng quy trình đề ra. Bên cạnh đó hệ thống dây chuyền SAW còn được hỗ trợ bởi các máy móc công nghiệp chế biến gỗ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Công ty. Đối với hoạt động sản xuất bàn ghế học sinh và thiết bị văn phòng phẩm thì Công ty sử dụng công nghệ ép ván gỗ dăm và ván gỗ sợi, hiện nay Công ty đã làm chủ được công nghệ này, góp phần tăng số lượng mẫu mã và chất lượng sản phẩm từ đó có ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ ép ván gỗ sợi: là cách dán ép nhiều lớp ván gỗ mỏng theo chiều
vuông góc thớ gỗ với nhau, nhờ chất kết dính trong những điều kiện áp suất, nhiệt độ, thời gian ép nhất định. Quy trình ép ván gỗ sợi được sản xuất theo các công đoạn sau: 47
Xử lý gỗ (cắt khúc, xử lý nhiệt ẩm) → Cắt gỗ mỏng theo kích thước phù hợp → Sấy gỗ khô khoảng 7-12% → Phân loại gỗ theo chất lượng → Vá, ghép nối các tấm gỗ mỏng → Tráng keo (dùng keo Urea - Formaldehyde và Phenol - Formaldehyde) → Xếp các tấm gỗ mỏng đã được tráng keo chồng lên nhau → Ép sơ bộ (máy ép nhiệt) → Xử lý nhiệt ẩm cân bằng nhiệt ẩm của ván gỗ với môi trường → Xử lý kích thước, bề mặt ván gỗ → Đóng gói, nhập kho.
Thông thường ván dán là sản phẩm dạng tấm phẳng gồm 3 hoặc nhiều lớp ván mỏng dán vuông góc chiều thớ với nhau. Bề dày của ván thường là 5, 7, 9, 15, 24 mm tùy theo mục đích yêu cầu của sản phẩm. Khối lượng thể tích ván gỗ thường lớn hơn khối lượng gỗ nguyên liệu từ 18-20%, thường ván gỗ sợi có khối lượng riêng 0,6-0,8 g/cm3. Trung bình, để sản xuất 1m3 ván dán cần khoảng 2,4-2,7m3 gỗ tròn, 98 kwh điện, 3,1 tấn hơi nước, 1m3 nước, 100 kg keo Urea - Formaldehyde hàm lượng khô 50%.
Công nghệ ép ván gỗ dăm: là cách dán ép các bột gỗ hoặc sợi thực vật, phụ gia
theo phương pháp ướt, khô hoặc nửa khô. Quy trình ép ván gỗ dăm được sản xuất theo các công đoạn sau:
Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu gỗ → băm dăm → sàng dăm → rửa dăm → hấp dăm → nghiền sợi (trộn keo) → sấy sợi → trải thảm → ép sơ bộ → cắt tấm → ép nhiệt → xử lý kích thước, bề mặt ván (rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván) → đóng gói, nhập kho. Ván dăm được chia làm 3 loại theo khối lượng thể tích (γ): Loại nhẹ γ < 0,4 g/cm3; loại trung bình γ = 0,4-0,8 g/cm3; lọai nặng γ > 0,8 g/cm3. Ván sợi có cấu tạo và tính chất đồng đều theo mọi hướng, bề mặt nhẵn mịn nên có thể gia công cưa, cắt, đục mộng, xẻ rãnh, chạm khắc, phay... trang trí trực tiếp bằng sơn hoặc phủ bằng ván lạng, focmica. Để sản xuất 1 m3 MDF bình quân cần khoảng: 1,8-2 m3 gỗ, 700 kwh điện, 1,3 m3 nước, 3,3 tấn hơi, 80-100 kg keo hàm lượng khô 50%, 10 kg parafin, 1,7 - 2 kg chất đóng rắn NH4Cl.
Công nghệ kĩ thuật mà Công ty TNHH thương mại Hùng Phát sử dụng có nhiều ưu điểm lớn giúp Công ty gia tăng khoảng cách cạnh tranh với các đối thủ của mình, tuy nhiên cũng có một số tồn tại: dây chuyền hoạt động trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, do vậy sau này công nghệ mới xuất hiện nhanh hơn, đơn giản hơn sẽ làm cho quá trình sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn, năng suất sẽ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
48