Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại hùng phát (Trang 27 - 89)

Hoạt động mở rộng thị trường mang lại kết quả cho doanh nghiệp về số lượng

khách hàng tăng lên, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và thị phần. Dưới đây là những chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường của một doanh nghiệp.

 Tổng doanh thu

Tổng doanh thu = Tổng sản lượng * Giá bán

Đây là kết quả trực tiếp của hoạt động mở rộng thị trường mà thông qua kết quả cụ thể trong một giai đoạn. Sự gia tăng của tổng sản lượng bán được làm cho tổng doanh thu 15

tăng lên phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường và ngược lại. Do vậy doanh nghiệp thường dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá hoạt động mở rộng thị trường của mình có hiệu quả hay không, và từ đó đưa ra các biện pháp thay đổi hay duy trì cho phù hợp.

 Lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận càng cao là mục tiêu theo đuổi cuối cùng của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp cân nhắc khi nghiên cứu dự án mở rộng thị trường phải xem xét doanh thu có thể bù đắp chi phí để thu được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động mở rộng thị

trường hiệu quả, ngoài ra nó còn là động lực phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thị phần

Nếu như doanh thu và lợi nhuận là tiêu thức có giá trị cụ thể thì thị phần là mục tiêu có giá trị vô hình. Thị phần là tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần được đo bằng hai giá trị: giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối.

Giá trị tuyệt đối = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh số thị trường

Ý nghĩa: giá trị tuyệt đối cho ta biết tỉ lệ giữa doanh số hàng hóa bán được của doanh nghiệp so với doanh số hàng hóa bán được của cả thị trường (chỉ chuyên một loại hàng hóa).

Dựa vào tỉ lệ đó chúng ta sẽ thấy được doanh số hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường nhiều hay ít chứng tỏ rằng người tiêu dùng có ưa chuộng sản phẩm đó hay không, qua đó đánh giá được thị phần của doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

Giá trị tương đối = Giá trị tuyệt đối của doanh nghiệp/ giá trị tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh

Ý nghĩa: giá trị tương đối cho ta biết tỉ lệ doanh số hàng hóa bán được trên doanh số hàng hóa bán được của cả thị trường (chỉ chuyên một loại hàng hóa) của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của mình.

16

Dựa vào tỉ lệ này chúng ta thấy được doanh số hàng hóa bán được giữa một doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít, nếu tỉ lệ tương đối <1 thì thị phần của doanh nghiệp đó nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh và nếu tỉ lệ tương đối >1 thì thị phần của doanh nghiệp đó lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Từ việc so sánh hai giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối sẽ tìm ra doanh nghiệp lớn mạnh, làm ăn hiệu quả nhất. Thị phần của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh, uy tín, vị trí doanh nghiệp trên thị trường vì vậy nó mang giá trị vô hình. Hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường được đánh giá bằng giá trị thị phần gia tăng và tốc độ tăng thị phần hằng năm của doanh nghiệp đó. Ví dụ ở Việt Nam có rất nhiều hãng sữa chua như : sữa chua Mộc Châu, sữa chua Ba Vì, sữa chua Refesh, sữa chua Vinamilk, tuy nhiên sữa chua Vinamilk lại được tiêu dùng nhiều hơn cả, nhiều người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sữa chua là mặc định cứ phải là sử dụng của hãng Vinamilk, điều này chứng tỏ sức mạnh phân phối, uy tín đã giúp sữa chua Vinamilk có được thị phần lớn so với các đối thủ của mình.

 Mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối là hệ thống các đại lí, nhà phân phối, cửa hàng… bán sản phẩm của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Mạng lưới này được đánh giá dựa trên mật độ phân bố, số lượng và phạm vi bao phủ trong thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh. Nó đánh giá mức độ có mặt, xuất hiện sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, mạng lưới này càng dày, rộng rãi chứng tỏ mức độ bao phủ rất cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn và ngược lại.

Mở rộng thị trường theo chiều sâu có tác dụng làm tăng mật độ bao phủ của

mạng lưới sản phẩm. Ví dụ hãng bánh trung thu Hải Hà chỉ tập trung sản xuất và chào bán sản phẩm bánh trung thu của mình tại thị trường Hà Nội, tất cả sản phẩm được trưng bày tại rất nhiều tuyến phố, của hàng, siêu thị, làm cho người tiêu dùng đi đâu cũng thấy được sản phẩm này và hình ảnh sẽ in sâu vào tâm trí họ, điều này cho thấy công ty Hải Hà đang thực hiện chiến lược mở trộng thị trường theo chiều sâu làm cho gia tăng mật độ bao phủ của sản phẩm bánh.

Mở rộng thị trường theo chiều rộng có tác dụng tăng cường phạm vi bao phủ

mạng lưới sản phẩm. Đi ngược lại công ty bánh Hải Hà thì công ty bánh Kinh Đô lại đặt nhiều nhà máy sản xuất tại nhiều tỉnh thành khắp cả nước và bày bán sản phẩm của mình khắp nơi, người tiêu dùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam ai cũng có thể mua sản phẩm này tại mọi nơi vì kênh phân phối rất đa dạng. Điều này cho thấy công ty 17

bánh Kinh đô thực hiện chiến lược theo chiều rộng, tăng cường phạm vi bao phủ của mạng lưới bánh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại hùng phát (Trang 27 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w