Công ty TNHH thương mại Hùng Phát xác định có 4 chỉ tiêu thể hiện khả năng tài chính của Công ty trên góc độ sản xuất và kinh doanh: chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản, chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời. Tuy nhiên khi phân tích khả năng tài chính tại Công ty thì sẽ tập trung phân tích 2 chỉ tiêu chính: chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, vì 2 chỉ tiêu này có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình mở rộng thị trường, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của Công 44
ty. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết khả năng tài chính dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2012- 2013: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 1.3 Khả năng thanh toán của Công ty TNHH thƣơng mại Hùng Phát
Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Công thức tính
Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Khả năng thanh toán Tổng TSNH ngắn hạn 1,99 1,82 0,17 Tổng Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán (TSNH - HTK) nhanh
1,34 1,27 0,07
Tổng nợ NH
Khả năng thanh toán Tiền và CKTĐ tiền tức thời 0,34 0,08 0,26 Tổng nợ ngắn hạn Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu ở trên ta thấy rằng khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh năm 2013 của Công ty TNHH thương mại Hùng Phát là tương đối tốt, có sự chênh lệch khá cao so với năm 2012. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 là 1,99 lần, tăng so với năm 2012 là 0,17 lần, điều này cho biết năm 2013 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,99 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng thanh toán. Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 là 1,34 lần, tăng so với năm 2012 là 0,07 lần, điều này cho biết năm 2013 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,34 đồng tài sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng ngay để thanh toán. Tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời của Công ty còn thấp, tức là việc thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền còn chưa cao. Khả năng thanh toán tức thời năm 2013 là 0,34 lần tăng so với năm 2012 là 0,26 lần, điều này cho biết năm 2013 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 0,34 đồng tiền và các khoản tương đương tiền có thể sử dụng thanh toán tức thời. Thông qua đó chứng minh Công ty có đủ năng lực tài chính để thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản 45
ngắn hạn, về vấn đề thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền chưa tốt, điều này đồng nghĩa với việc dự trữ tiền mặt là không nhiều nhưng cho thấy Công ty có sự đầu tư lớn vào sản phẩm và vào thị trường, Công ty thu được lợi nhuận là đem đi đầu tư tiếp do đó khả năng quay vòng vốn nhanh. Do đó thấy được Công ty đang làm ăn có hiệu quả, khả năng tài chính ổn định, dễ dàng huy động nguồn vốn vay ngắn hạn vào việc mở rộng thị trường để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 1.4 Khả năng sinh lời của Công ty TNHH thƣơng mại Hùng Phát
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng x 100 doanh thu (ROS) 0,39
0,42 (0,03)
Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng x 100 tổng tài sản (ROA) 0,21 0,18 0,03 Tổng Tài sản Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng x 100 VCSH (ROE) 0,42 0,39 0,03 VCSH Nhận xét:
Nhìn chung năm 2013 tỷ suất sinh lời trên VCSH và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty tăng nhẹ so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2013 là 0,42% tăng so với năm 2012 là 0,03%, điều này cho biết năm 2013 cứ 100 đồng vốn thì thu được 0,42 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 là 0,21% tăng so với năm 2012 là 0,03%, điều này cho biết năm 2013 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận ròng. Qua đó cho thấy khả năng đầu tư, mở rộng thị trường của Công ty trong thời gian qua mang lại hiệu quả, khả năng sinh lời dựa trên VCSH và tổng tài sản đều tăng. Tuy nhiên tỷ suất sinh lời trên doanh thu lại giảm, tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2013 là 0,39% giảm so với năm 2012 là 0,03%, điều này cho 46
biết năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận ròng. Từ tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm cho thấy trình độ quản lý của Công ty chưa tốt, tốn chi phí vào nhiều khâu trong giai đoạn mở rộng thị trường, đặc biệt là khâu thu thập thông tin về thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh…Thông qua đó, Công ty nên có những biện pháp quản lý chi phí một cách hợp lý, giúp cho việc mở rộng thị trường ngày một hiệu quả.