Yếu tố tác động đến hoạt động mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại hùng phát (Trang 38 - 41)

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động mở rộng thị trường đóng vai trò rất quan

trọng, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, khách hàng và tăng thị phần của mình trên thị trường. Song song với lợi ích mà mở rộng thị trường đem lại thì doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro từ hai các yếu tố tác động đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp: yếu tố tác động chủ quan và yếu tố tác động khách quan.

Yếu tố tác động chủ quan là các yếu tố nội tại, phản ánh tiềm năng của doanh

nghiệp. Tiềm năng của một doanh nghiệp phản ánh thực lực cũng như vị thế của doanh 23

nghiệp trên thị trường. Khi có cái nhìn đúng đắn về tiềm năng sẽ cho phép các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp. Sức mạnh của doanh nghiệp được đánh giá qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có khả năng về tài chính mạnh sẽ thuận lợi trong kinh doanh, phát triển thị trường và khả năng cạnh tranh lâu dài. Việc đánh giá chính xác về vốn, cơ cấu và khả năng huy động vốn…là tiền đề xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

 Trình độ kỹ thuật của nguồn nhân lực: Đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp nói chung và phát triển thị trường của doanh nghiệp nói riêng. Con người cung cấp thông tin, phân tích, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lược thị trường đồng thời tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh thông qua hiệu quả của công việc. Trình độ lao động là yếu tố quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm. Bộ máy quản lý năng động sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi được với nền kinh tế, nhạy bén trong kinh doanh và tạo thế vững chắc trên thị trường. Cán bộ công nhân viên nhiệt tình hăng say, lao động sáng tạo giúp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh sản xuất tốt hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

 Trình độ kỹ thuật công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ thể hiện ở công nghệ, máy móc thiết bị đang được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động lớn đến thời gian hoàn thành sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, mẫu mã của sản phẩm của doanh nghiệp. Phát triển thị trường là phát triển sản phẩm đồng nghĩa với phát triển kỹ thuật công nghệ phù hợp. Phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp không những tự động hóa nhiều khâu trong sản xuất, giảm tải được sức người, chi phí thuê lao động mà còn thể hiện sự đi đầu trong công nghệ của doanh nghiệp, khuếch trương thanh thế của doanh nghiệp và tạo khoảng cách công nghệ với những đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường uy tín của doanh nghiệp không chỉ là đạo đức doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại và là cốt lõi của phát triển lâu dài, các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng, tạo nên chữ tín với khách hàng, bạn hàng để có những khách hàng trung thành, bạn hàng lâu năm. Doanh nghiệp biết giữ 24

chữ tín thể hiện ở những hoạt động: thanh toán trả tiền hàng cho nhà cung cấp đúng thời gian, cung cấp cho thị trường, khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao, kí kết hợp đồng thương mại và thực hiện đúng các cam kết đã kí… nếu doanh nghiệp làm được thì họ sẽ được người tiêu dùng lựa chọn, thị trường rộng mở. Sản phẩm của doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp được tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã, nên doanh nghiệp luôn phải củng cố chất lượng sản phẩm và chất lượng mẫu mã, giá thành phù hợp với mức độ chi trả của người tiêu dùng. Sản phẩm có đặc tính là luôn mang hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, do vậy muốn quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình thì doanh nghiệp nên đầu tư vào sản phẩm và chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã như vậy mới có thể thu hút được khách hàng lựa chọn từ đó phát huy tiềm năng duy trì, chiếm lĩnh thị trường mới.

Yếu tố tác động khách quan là nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp và chi phối hoạt động mở rộng thị

trường, buộc các doanh nghiệp điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động nhằm nắm bắt cơ hội và đạt hiệu quả kinh doanh. Nhóm yếu tố này gồm :

 Yếu tố lạm phát của nền kinh tế

Theo lí thuyết kinh tế đại cương thì hiện tượng lạm phát được hiểu là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Còn trong một nền kinh tế, lạm phát được hiểu là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Nguyên nhân do lượng hàng hóa ít nhưng trên thị trường lại có nhiều tiền lưu thông, làm cho giá hàng hóa tăng và giá trị đồng tiền giảm hoặc nguyên nhân do nhà nước in quá nhiều tiền phục vụ nhu cầu chiến tranh, thiếu hụt ngân sách, lạm chi công quỹ khiến lượng tiền tăng trong khi hàng hóa giữ nguyên. Ngoài ra lạm phát còn xảy ra khi có sự phá giá đồng tiền này so với đồng tiền khác, ví dụ năm 2007 1 USD = 16000 VND nhưng năm 2009 1 USD = 21000 VND. Hiện tại ở Việt Nam tỉ lệ lạm phát là 5,5% vào quý III năm 2013, tháng 2/2014 là 4,6% và đang có xu hướng giảm. Lạm phát có sự ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, lạm phát làm cho nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa thành phẩm bán ra đều tăng giá, chi phí sản xuất tăng làm cho lợi nhuận bị ảnh hưởng, giá bán tăng làm cho giảm cầu hàng hóa dẫn đến tiêu thụ hàng hóa giảm. Ngoài ra khi xảy ra lạm phát, ngân hàng sẽ siết chặt tín dụng, tăng lãi suất vay làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận đồng vốn dẫn đến trì trệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 Yếu tố trượt giá của đồng tiền 25

Nếu như lạm phát chỉ sử dụng cho nền kinh tế thì trượt giá là để chỉ một loại hàng hóa đặc biệt dùng trong trao đổi, và ở đây chính là tiền. Trượt giá được hiểu là sự giảm giá trị của một loại tiền hay tài sản so với giá gốc của nó. Hiện tượng trượt giá gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, doanh nghiệp tốn chi phí thu mua nguyên vật

liệu, hàng hóa sản xuất ra bán nhưng khó thu được lợi nhuận trong khi doanh nghiệp.  Yếu tố lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế

Vấn đề của lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt lãi suất tác động đến xu hướng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư, mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời lãi suất tăng khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy nhu cầu tiêu dùng giảm xuống đáng kể. Ngược lại lãi suất giảm thì doanh nghiệp dễ dàng vay vốn làm ăn và đầu tư phát triển, người dân ít gửi tiền vào ngân hàng và nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhiều hơn.

 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nghành tài chính của tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…Sự tác động khủng hoảng toàn cầu làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (lãi suất đi vay không ngừng được nâng lên và lãi suất cho vay cũng tăng lên từ 14% năm (năm 2007) và đã tăng 20% và 24% năm (năm 2010). Từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước bị trì trệ đến tất cả những hoạt động xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng lên đáng kể.

26

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quan về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường trong doanh nghiệp, trong đó tập trung làm rõ các khái niệm về thị trường và vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp như: khái niệm thị trường theo quan điểm truyền thống, theo quan điểm hiện đại, các khái niệm về phân loại và phân đoạn thị trường, các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến thị trường doanh nghiệp. Bên cạnh đó chương 1 đã đề cập đến nội dung, vai trò của hoạt động mở rộng thị trường và làm rõ khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường, giới thiệu về các hoạt động nghiên cứu, dự báo, lựa chọn và thâm nhập thị trường. Đồng thời chương 1 còn đề cập đến vai trò và các yếu tố tác động đến hoạt động mở rộng thị trường. Đây là cơ sở lý luận chung nhằm giúp việc phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường của Công ty TNHH thương mại Hùng Phát từ đó đề xuất những giải pháp, những thay đổi xử lí kịp thời cho Công ty.

27

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CỦA

Một phần của tài liệu một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại hùng phát (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w