Mở rộng thị trường là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Mọi việc mua bán đều diễn ra trên thị trường, thông qua thị trường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh một cách rõ nét. Nếu trong nền kinh tế chỉ huy, doanh nghiệp không phải lo thị trường chỉ lo sản xuất, xuất khẩu theo hạn ngạch 22
hay các hợp đồng do Nhà nước chỉ định, thì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải độc lập sản xuất, hạch toán lỗ lãi, tự tìm đầu ra cho sản phẩm, doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường. Mở rộng thị trường là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và mở rộng sản xuất .
Mở rộng thị trường là cần thiết trong việc thực hiện chính sách chung của Đảng và Nhà nước.
Mở rộng thị trường còn đồng nghĩa với đẩy mạnh xuất khẩu, đây cũng là chính sách chung của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bình quân, giúp các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mở rộng thị trường là điều kiện tất yếu khách quan nhằm lưu thông hàng hoá, gia tăng lợi nhuận trong điều kiện hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh, thị trường luôn bị chia sẻ. Để có lợi nhuận cao, hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp phải vươn tới các thị trường mới nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh mới. Khi nhu cầu hàng hoá trong nước đã bị bão hoà, mở rộng thị trường là tất yếu để tìm đầu ra cho sản phẩm giúp hàng hoá được lưu thông, tăng doanh thu và kích cầu nền kinh tế.
trường quốc tế.
Mỗi quốc gia không thể phát triển một cách độc lập và riêng rẽ mà phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Do đó, mở rộng thị trường xuất khẩu là điều kiện để hàng hoá trong nước có cơ hội cọ sát với bên ngoài, để doanh nghiệp hoà nhập với nền kinh tế thế giới.