( tiếp theo)
4. Một số quy định của nhà nước về bảo vệ nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Nghiêm cấm các hành vi
+ Thải chất thải chưa qua xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước.
+ Thải khói, bụi khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.
+ Phá hoại, khai thác trái phép rừng. Khai thác kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm.
Gây mất cân bằng sinh thái, môi trường bị suy thoái -> lũ lụt, mưa bão, hạn hán, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đời sống sinh hoạt con người. Vứt rác, chất thải bừa bãi; Đổ nước thải, chất thải công nghiệp vào nguồn nước; sử dụng phân hoá học quá mức; sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương; Dùng thuốc nổ, chất hoá học đánh bắt cá.
- Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (2 phút)
*Kết luận: Bổ xung ý kiến của học sinh. (1 phút)
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và tự nhiên gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, tái tạo tài nguyên có thể phục hồi được.
- Giáo viên: Chia học sinh thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi (5 phút)
+ N1,2: Em hãy chỉ rõ các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
+ N3,4: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
+ N5,6: Em có nhận xét gì bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nhà trường và địa phương em?
- Phát biểu cá nhân.
- Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
*Kết luận: Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. (2 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập c - 46, 47 sách giáo khoa. (2 phút)
- Nhận xét, cho điểm khuyến khích. (1 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập đ - 47 sách giáo khoa. - Nhận xét, cho điểm khuyến khích. (2 phút)
- Làm và phát biểu cá nhân.
- Làm và phát biểu cá nhân.
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch...
III. Bài tập
1. Bài tập c - 46, 47 sách giáo khoa. sách giáo khoa.
Nên chọn phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
Vì lợi nhuận thu được có thể ít hơn nhưng sẽ góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì một tương lai bền vững.
2. Bài tập đ - 47 sách giáo khoa. giáo khoa.
4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (3 phút)
- Giáo viên treo tình huống lên bảng
1. Trên đường đi học về, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường. 2. Đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt.
- Học sinh chơi đóng vai. - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Giáo viên kết luận: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt đối với cuộc sống của con người vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ m.trường, tài nguyên thiên nhiên. Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm BT: d, e, g - 47 sách giáo khoa. - Sưu tầm tranh, ảnh về các di sản văn hoá.
Tuần 25
Ngày soạn: 19/2/2012
Ngày giảng: ...; ...;...;...;...
Tiết 24 - Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
(Tiết 1) I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là bảo vệ di sản văn hóa. - Kể được tên một số di sản văn hóa.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, biết đấu tranh ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ