Nêu được ý nghĩa của tính tự tin 2 Kỹ năng:

Một phần của tài liệu GDCD 7 Chuan ko can sua (Trang 48)

2. Kỹ năng:

Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.

3. Thái độ:

Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động. II/ Tài liệu phương tiện dạy học:

1. GV: SGK giáo dục công dân 7, phiếu học tập, bảng phụ, chuẩn KTKN lớp 7. 2. HS: SGK giáo dục công dân 7, vở ghi, nghiên cứu bài trước ở nhà

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, ... - Kĩ thuật hỏi và trả lời, KT động não... - Kĩ thuật hỏi và trả lời, KT động não...

IV/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia

đình, dòng họ? Lấy ví dụ về những việc làm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

3. Bài mới: *Khởi động: *Khởi động:

- Giáo viên: Nhân dân ta thường có câu “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ này?

- Học sinh: Phát biểu cá nhân, học sinh khác nhận xét, bổ xung.

(Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước.)

- Giáo viên: Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

*Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt - Yêu cầu học sinh đọc

truyện “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xingapo” - 33 SGK.

- Bạn Hà đọc tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?

- Góc học tập là căn gác nhỏ ỏ ban công, giá sach khiêm tốn, máy catset cũ kĩ.

- Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi.

- Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. - Bạn Hà được đi học nước ngoài là do đâu? - Đọc diễn cảm chuyện. - Phát biểu cá nhân. - Phát biểu cá nhân. I Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - po.

*Kết luận:

- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện.

- Nói tiếng Anh thành thạo. -Vượt qua kì thi tuyển chọn của người

Xinga po.

- Là người chủ động và tự tin trong học tập.

- Biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà?

*Kết luận:

- Tin tưởng vào khả năng của mình.

- Chủ động trong học tập: Tự học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là người ham học.

- Qua câu chuyện "Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - Ga - Po" em học được ở bạn Hải Hà điều gì?

- Thế nào là tự tin?

*Kết luận: Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?

Kết luận: Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

+ N1,2,3: Em hãy lấy ví dụ về những việc làm thể hiện sự tự tin, kết quả của những việc làm đó? + N4,5,6: Em hãy lấy ví dụ về những việc làm chưa thể - Phát biểu cá nhân. - Phát biểu cá nhân. - Phát biểu cá nhân. - Phát biểu cá nhân.

- Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu ý kiến.

- Cần phải chăm chỉ trong học tập kiên trì trong công việc tin vào năng lực của bản thân có thể hoàn thành tốt công việc của bản thân.

II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: 1. Khái niệm:

- Tự tin là tin vào bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

2. ý nghĩa:

Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo.

hiện sự tự tin, hậu quả của những việc làm đó?

Kết luận:

+ N1,2,3: Những việc làm thể hiện sự tự tin là mạnh dạn trình bày ý kiến trước đông người, không lúng túng trước người lạ, hăng hái phát biểu ý kiến...

Tạo sự tự tin cho bản thân mở rộng quan hệ giao tiếp... + N4,5,6:

Việc làm chưa thể hiện sự tự tin không dám phát biểu ý kiến, lúng túng trước đám đông, không dám đưa ra quyết định trong công việc ai báo gì làm nấy..

Hậu quả của những việc làm đó là sự thụ động trong công việc, tự ti không tin vào khả năng của bản thân...

- Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?

*Nhận xét, bổ xung:

- Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.

- Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập b - 34, 35 SGK. - Giáo viên đưa đáp án trên bảng phụ, cho điểm khuyến khích.

- Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập d - 35 SGK. - Nhận xét, cho điểm khuyến khích. - Phát biểu cá nhân. - Học sinh làm và phát biểu cá nhân. - Học sinh làm và phát biểu cá nhân. III. Bài tập: 1. Bài tập b - 34, 35 SGK: - Đồng ý với các ý kiến 1, 4, 5, 6, 8. - Vì những ý kiến thể hiện tính tự tin, biết giải quyết công việc của bản thân không trông chờ dựa dẫm vào người khác...

2. Bài tập d - 35 SGK:

Việc làm của bạn Hân trong tình huống trên chưa thể hiện sự tự tin

vào kết quả bài làm của mình, phụ thuộc vào người khác

4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để suy nghĩ và hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì?

- HS phát biểu.

- GV kết luận: Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn.

- Học thuộc nội dung bài.

- Làm bài tập: a, c - 34, 35 SGK

- Ôn tập các nội dung đã học trong chương trình học kì I.

Ngày soạn: ………. Ngày giảng: ...

Tiết 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I

1. Kiến thức:

- HS nắm được hệ thống kiến thức trong chương trình học kì I theo chuẩn kiến thức.

- Các kiến thức trọng tâm trong chương trình.

2. Kỹ năng:

Một phần của tài liệu GDCD 7 Chuan ko can sua (Trang 48)