- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô
2. KHUYẾN NGHỊ
* Đối với hộ nông dân
- Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình.
- Luôn học hỏi nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho đồng ruộng. Ngoài ra cần tăng cường đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động, làm giảm hiệu quả sản xuất.
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo sâu bệnh của địa phương để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn nông nghiệp, nắm bắt được các thông tin cần thiết để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường.
- Phải sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật từ gieo sạ đến thu hoạch, bảo quản, tồn trữ. Điều này sẽ giúp cho người nông dân nâng cao trình độ canh tác lúa, tạo ý thức trong việc sản xuất mang tính cộng đồng cao, liên kết lại với nhau để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
* Đối với địa phương:
- Tạo điều kiện và có kế hoạch hỗ trợ chi phí cải tạo hệ thống thủy lợi, kênh rạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, việc chuyên chở nông sản, lúa đi bán được thuận tiện, giảm bớt chi phí, tránh tình trạng người nông dân bị thương lái ép giá.
- Hỗ trợ và có kế hoạch cho các trung tâm, viện nghiên cứu giống lúa của tỉnh lai tạo, sản xuất ra những giống lúa chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trong vùng, hạn chế sâu bệnh.
- Làm trung gian hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp, ký hợp đồng với số lượng lớn đảm bảo đầu ra ổn định nâng cao lợi nhuận cho người dân trồng lúa trên địa bàn.
- Vai trò trung gian, thực hiện chính sách để tạo điều kiện cho nông dân hợp tác sản xuất. Khuyến khích, tuyên truyền thành lập các câu lạc bộ nông dân để dễ dàng phổ biến những kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hoặc thông tin kịp thời đến bà con nông dân những dự báo về sâu hại, dịch bệnh để đối phó hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Trong quá trình điều tra có rất nhiều hộ nông dân muốn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng chưa nắm thông tin, chưa cập nhật phương pháp, kỹ thuật canh tác mới hoặc không được cán bộ khuyến nông tập huấn và chuyển giao công nghệ kịp thời. Do đó, địa phương cần hoàn thiện hệ thống các trạm khuyến nông ở xã, huyện một cách hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ khuyến nông tâm huyết, nhiệt tình chuyển giao những thành tựu mới cho người nông dân. Cần có đội ngũ kiểm tra giám sát tránh tình trạng quan liêu, không để xảy ra tình trạng những hỗ trợ của nhà nước cho người nông dân chỉ đến tay cán bộ xã hoặc người thân của họ mà không tới được những hộ khác.
* Đối với Chính phủ:
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có từ lâu đời và là lĩnh vực sản xuất có nhiều rủi ro. Vì vậy nhà nước cần hỗ trợ bằng nhiều cách, bình ổn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tạo điều kiện tiết kiệm chi phí đầu vào cho nông hộ, góp phần nâng cao lợi nhuận.
Cần ký kết các hợp đồng xuất khẩu, tìm những đối tác chiến lược lâu dài tạo điều kiện cho đầu ra của nông dân được ổn định, ổn định giá cả đầu ra để họ yên tâm sản xuất.