Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 30)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

1.3. Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu

Mai Văn Nam (2009), Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Cần Thơ, đồng bằng Sông cửu Long các vấn đề cần được giải quyết. Số liệu thứ cấp và sơ cấp với 177 mẫu được dùng trong nghiên cứu; phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên được sử dụng cho chọn các địa điểm khảo sát và chọn các hộ nông dân, thương lái người buôn và bán lẻ, người tiêu dùng, nhà máy xay xát và các Công ty nông nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích mô hình hàm phân biệt và phương pháp phân tích kênh phân phối được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) giá bán và sản lượng lúa không ổn định là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này cho thấy việc trồng lúa của nông dân ở vùng nghiên cứu chưa được quy hoạch và chưa nhận được sự hướng dẫn hay định hướng vĩ mô đầy đủ từ các cơ quan quản lý nông nghiệp chức năng; (2) nông hộ có thu nhập thấp thường thiếu phương tiện sản xuất, chế biến bảo quản, vận chuyển, thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cần bán lúa ngay sau thu hoạch nên bị thương lái ép giá; nông hộ có thu nhập thấp không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sau thu hoạch nên hiệu quả trồng lúa giảm; (3) kênh phân phối lúa gạo kém hiệu quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thiếu liên kết giữa tuyến kênh phân phối lúa gạo xuất khẩu và nội địa, thiếu tổng kho lương thực chế biến và dự trữ lúa gạo xuất khẩu, thiếu chức năng giám sát và điều tiết vĩ mô hiệu quả của các cơ quan quản lý lương thực nên các tác nhân trong kênh phân phối luôn bị động trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Để tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, các giải pháp đề xuất như: (1) giải pháp về chọn

giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa; (2) giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; (3) giải pháp về xây dựng tổng kho chế biến và dự trữ lúa gạo tại vùng trọng điểm sản xuất lúa; (4) giải pháp về hoàn thiện kênh phân phối lúa gạo.

Huỳnh Trường Huy (2007) đã khảo sát 261 nông hộ sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 tại Cần Thơ và Sóc Trăng; nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sản xuất lúa. Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng , lúa-thủy sản, lúa-màu; trong đó việc sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ biến nhất. Đồng thời, nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông địa phương. Hơn nữa nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình cải tiến cao hơn so với mô hình truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Thái Hoàn Ân (2007), “Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. Đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình sản xuất và thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn; phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để so sánh các chỉ tiêu tài chính của các hộ nông dân đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanh. Tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa độc canh và mô hình lúa – tôm càng xanh.

- Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và ngoài mô hình; phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) để phân tích thu nhập từ mô hình bao gồm các chi phí và doanh thu từ mô hình; tác giả còn sử dụng hàm lợi nhuận để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ thông qua việc ước lượng bằng công cụ hồi quy tương quan.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w