VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 33)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu

* Vị trí địa lý:

Huyện Tân Phú nằm ở phía đông bắc tỉnh Đồng Nai thuộc vùng trung du miền Đông nam bộ. Toàn huyện có 17 xã và 01 thị trấn, có ranh giới hành chính tiếp giáp với:

Phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước;

Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận và huyện Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai; Phía tây giáp huyện vĩnh Cửu và huyện Định quán tỉnh Đồng Nai;

Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.

Có tọa độ địa lý:

+ Từ 110 10’37” - 110 34’49”vĩ độ bắc.

+ Từ 1070 11’15” - 1070 31’42” kinh độ đông.

Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hòa 90 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 132 km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 20 chạy qua với tổng chiều dài 20 km nối liền quốc lộ 1 với thành phố Đà Lạt với các tỉnh Tây Nguyên, nên tương đối thuận lợi về giao thông, có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật và trao đổi hàng hóa.

Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng vị trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế và các khu công nghiệp tập trung trong tỉnh, nên

sự thu hút đầu tư phát triển công nghiệp rất hạn chế và chịu sự chi phối của các trung tâm vùng kinh tế trọng điểm. Vì vậy khả năng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

* Khí hậu, thời tiết:

- Khí hậu: Huyện Tân Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chía thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Thời tiết: Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 3, thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84%. Tổng lượng mưa cả năm là 2.906 mm.

2.1.1.2. Đất đai và cơ cấu sử dụng

* Đất đai và cơ cấu sử dụng:

Huyện Tân Phú có địa hình dạng bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn sóng, không bằng phẳng, có thể phân chia địa hình của huyện thành 3 loại như sau:

- Địa hình núi thấp: phân bố rải rác ở phía bắc, đông bắc và tây bắc, độ cao phổ biến 200 – 300 m độ dốc phổ biến trên 150 khả năng sử dụng trong nông nghiệp rất hạn chế, thích hợp với phát triển lâm nghiệp để bảo vệ đất chống xói mòn.

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: phân bố hầu hết ở các xã trong huyện và hình thành những vùng có diện tích lớn, độ dốc phổ biến từ 5–150 rất thích hợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm.

- Địa hình bằng và trũng: Có độ dốc < 30 phân bổ tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai và sông La Ngà, đất đai ở khu vực này có độ phì tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng kể cả cây trồng màu, cây lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tân Phú ĐVT: ha Đơn vị hành chính Tổng số Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng Toàn huyện 77.556 24.172 46.641 1.434 900 4.057 352 1. TT Tân Phú 809 505 92 1 81 130 0 2. Đắc Lua 41.608 1.450 38.989 57 45 1.017 50 3. Nam Cát Tiên 2.211 1.086 819 19 49 237 1 4. Núi Tượng 2.236 1.566 448 75 21 98 28 5. Phú An 5.255 1.715 3.183 27 24 230 76 6. Phú Bình 1.599 1.379 0 61 59 97 3 7. Phú Điền 2.033 1.416 0 97 49 382 89 8. Phú Lâm 620 459 0 18 85 56 2 9. Phú Lập 1.451 987 170 182 42 66 4 10. Phú Lộc 3.075 2.941 0 4 43 85 2 11. Phú Sơn 1.451 380 922 29 48 69 3 12. Phú Thanh 2.817 1.930 0 420 70 392 5 13. Phú Thịnh 2.641 2.328 43 61 57 137 15 14. Phú Trung 1.542 854 554 21 41 59 13 15. Phú Xuân 2.160 1.392 399 142 69 138 20 16. Tà Lài 2.791 1.770 580 95 44 265 37 17. Thanh Sơn 1.540 597 442 46 32 419 4 18. Trà Cổ 1.717 1.417 0 79 41 180 0

(Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Tân Phú)

Tỷ lệ các loại đất trong tổng diện tích đất thể hiện ở hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1: Cơ cấu đất tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 77.556 ha trong đó: Đất lâm nghiệp 46.641 ha chiếm 60,14% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, ước tính trữ lương gỗ khoảng 1,5 triệu m3 gỗ. Khu vườn Quốc Gia Cát Tiên đã được nhà nước thành lập khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích khoảng 38.000 ha chiếm 81,47% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Đây

là nét đặc trưng đồng thời là nguồn tài nguyên qúy giá của huyện Tân Phú nói riêng và của toàn khu vực nói chung. Kế đến là diện tích đất nông nghiệp 24.172 ha, chiếm 31,17% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, diện tích chiếm tỷ lệ thấp nhất đó là diện tích đất chưa sử dụng là 352 ha, chiếm 0,45%.

2.1.1.3. Thủy văn và nguồn nước

Hệ thống sông suối trên địa bàn thường có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, có 2 con sông lớn bao quanh đó là sông Đồng Nai chảy qua các xã thuộc phía Bắc – Đông Bắc của huyện, sông La Ngà chảy qua các xã thuộc phía đông nam của huyện, ngoài ra còn có một số sông nhỏ và suối len lỏi giữa các xã trong huyện. Các công trình thủy lợi được xây dựng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như hệ thống đê bao phú Điền, trạm bơm Đắc Lua, Tà Lài, hệ thống kênh tưới tiêu Phú Bình… Tuy nhiên hệ thống kênh mương thủy lợi hiện nay vẫn chưa sử dụng hết công suất thiết kế. Nguyên nhân do công tác thủy lợi nội đồng từng khu vực chưa được hoàn thiện, một số công trình xây dựng không đồng bộ dẫn đến lãng phí nguồn nước.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số

Tình hình dân số và nguồn lao động trên địa bàn huyện Tân Phú được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Dân số và nguồn lao động

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Người % Người % Người %

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w