Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 38)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

1. Dân số trung bình 158.13 100 159.88 100 1652

2.2.2. Thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố thông qua các nguồn như: Cục thống kê Đồng Nai, Chi cục thống kê, Phòng kinh tế huyện Tân Phú và bộ phận thống kê của các xã là địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua sách, báo, tạp chí và internet.

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh cây lúa trên địa bàn huyện.

Xác định số mẫu điều tra

Quy mô mẫu có thể xác định dựa trên những nguyên tắc như sau: Khi N lớn, một tỷ lệ phần trăm mẫu nhỏ được khuyến cáo sử dụng. Quy mô mẫu thích hợp không được nhỏ hơn 30 mẫu quan sát.

Quy mô mẫu phải tương xứng với kinh phí và yêu cầu về mặt thời gian. Trên cơ sở đó, với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn rộng, thời gian và kinh phí có hạn tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để nghiên cứu, đó là quá trình chọn mẫu sao cho tất cả các phần tử trong đám đông đều có cơ hội chọn như nhau và độc lập. Chọn mẫu ngẫu nhiên là cách đơn giản nhất để có được mẫu đại diện.

Chúng tôi chọn 3 xã của huyện Tân Phú là Phú Thịnh, Phú Điền, Phú Lộc. Tổng số mẫu mà chúng tôi cần phỏng vấn là 160 hộ tham gia sản xuất lúa.

Xây dựng phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thu thập những thông tin đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nội dung phiếu điều tra bao gồm những thông tin như sau:

1. Thông tin cơ bản về hộ điều tra (vị trí, nhân khẩu, điều kiện sinh hoạt, đất đai, thu nhập bình quân).

2. Thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ bao gồm các thông tin về đầu vào, đầu ra, vay và sử dụng vốn, khuyến nông, tình hình tiêu thụ của hoạt động trồng cây lúa.

3. Thông tin thăm dò ý kiến của hộ tham gia sản xuất kinh doanh lúa trên địa bàn huyện Tân Phú.

4. Những thông tin về nhận thức của người nông dân đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cây lúa, thông tin về nhu cầu cần được sự hỗ trợ để phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 38)

w