Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 50)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.1.2. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ điều tra

a) Tuổi đời, kinh nghiệm canh tác và trình độ học vấn của chủ hộ

Từ kết quả điều tra trực tiếp nông hộ, có thể thống kê được tình hình cơ bản về độ tuổi, kinh nghiệm canh tác cũng như trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra theo bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2: Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ học vấn chủ hộ

ĐVT: hộ Địa bàn Tổng mẫu Tuổi bình quân chủ hộ (tuổi) Kinh nghiệ m canh tác (năm) Trình độ học vấn ĐH/C Đ THPT THCS Tiểu học chữ Xã Phú Thịnh 68 50 28 0 5 28 26 9 Xã Phú Điền 50 42 23 0 10 15 14 11 Xã Phú Lộc 42 44 25 0 7 7 18 10 Tổng 160 0 22 50 58 30

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Qua bảng 3.3 ta thấy, số tuổi bình quân của các chủ hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu là tương đối cao, không có sự chênh lệch lớn về độ tuổi bình quân của chủ hộ sản xuất lúa ở 3 xã nghiên cứu, dao động từ 42 đến 50

tuổi. Độ tuổi trung bình này cho thấy các hộ sản xuất này đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Do trồng lúa là nghề truyền thống lâu đời của nông dân ta. Tuy nhiên, một thực tế không thể không nhắc đến là mặc dù nông dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm nhưng trình độ học vấn chưa cao, phần lớn ở bậc tiểu học và mù chữ chiếm tỷ lệ chiếm 55%, kế đến là nhóm chủ hộ có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở 31%, trình độ trung học phổ thông 14%, trong khi trình độ đại học, cao đẳng chưa có. Điều này phản ánh một thực tế hiện nay là ở nông thôn vẫn còn thiếu một bộ phận rất lớn lao động có trình độ. Đây là một hạn chế lớn trong việc tiếp thu các kiến thức tiến bộ khoa học vào sản xuất, có chăng chỉ là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các hộ trong địa phương.

b)Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ sản xuất lúa

Bảng 3.3: Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra

ĐVT: ha Địa bàn DTBQ vụ Đông Xuân DTBQ vụ Hè Thu DTBQ vụ Thu Đông Xã Phú Thịnh 1,5 1,5 0,8 Xã Phú Điền 0,8 0,8 0,3 Xã Phú Lộc 0,5 0,5 0,2 Tổng 1,0 1,0 0,6

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Qua bảng 3.3 ta thấy, lúa được trồng phổ biến ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, 100% hộ điều tra đều sản xuất ở cả 2 vụ này trong năm, với diện tích bình quân của một hộ sản xuất từ 0,5 – 1,5 ha. Trong đó, diện tích bình quân cao nhất là ở xã Phú Thịnh với 1,5 ha/hộ, tiếp đến là xã Phú Điền 0,8 ha/hộ, diện tích canh tác bình quân ít nhất ở xã Phú Lộc: 0,5 ha/hộ. Một số hộ sản xuất thêm vụ Thu Đông nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều, phần lớn các hộ nông dân luân canh cây rau màu trong vụ này để cải tạo đất và tăng thu nhập do trồng lúa ở vụ này cho lợi nhuận không cao.

c) Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm

Tại huyện Tân Phú nông hộ phần lớn canh tác lúa ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, một số ít sản xuất thêm vụ mùa. Tình hình canh tác các vụ lúa trong năm được thể hiện ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra

ĐVT: hộ Địa bàn Số vụ 1 vụ 2 vụ 3 vụ Xã Phú Thịnh 0 52 16 Xã Phú Điền 0 40 10 Xã Phú Lộc 0 32 10

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Qua bảng 3.4 ta thấy, với tài nguyên đất sản xuất hiện có các hộ nông dân đã tận dụng khá triệt để vào hoạt động sản xuất bằng việc canh tác từ 2 đến 3 vụ mỗi năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây dịch bệnh hoành hành và các khuyến cáo từ nhà nước nên người dân đã giảm số vụ lúa/năm lại, chỉ còn sản xuất 2 vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu, tỷ lệ này chiếm gần 80% số

mẫu nghiên cứu, trong khi đó số hộ sản xuất 3 vụ trong năm chiếm 20% chủ yếu ở xã Phú Thịnh còn ở xã Phú Điền và Phú Lộc thì chủ yếu làm 2 vụ lúa và xen vào các vụ màu để vừa tránh sâu rầy vừa góp phần cải tạo đất.

Bên cạnh những kiến thức chung về sản xuất lúa thì mỗi hộ có những kinh nghiệm riêng để áp dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Chính vì vậy mà trong cùng mùa vụ, các hộ nông dân sẽ thu được năng suất khác nhau, có hộ sản xuất đạt năng suất rất cao, hộ đạt năng suất thấp, đồng thời năng suất ở mỗi vụ lúa là không giống nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến sản lượng lúa thu được ở từng vụ. Tình hình năng suất và giá bán lúa từng vụ được thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Biến động sản lượng và giá bán lúa của hộ điều tra

Vụ Giá bán (đ/kg) Năng suất (kg/ha)

Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình ĐôngXuân 5.800 4.250 5.000 11.000 7.000 7.850 Hè Thu 5.400 4.500 4.850 8.050 6.500 6.950

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Qua bảng 3.5 ta thấy, địa bàn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa chính đó là Đông Xuân, Hè Thu với kết quả đạt được năng suất bình quân ở 2 vụ như sau:

- Vụ Đông Xuân: 8.250kg/ha - Vụ Hè Thu: 6.950kg/ha

Từ kết quả điều tra trên cho thấy, vụ Đông Xuân năng suất đạt được là cao nhất, tiếp đến là vụ Hè Thu. Do điều kiện canh tác kém thuận lợi, năng suất thu được không cao nên chỉ một bộ phận nhỏ nông dân canh tác vụ Thu

Đông, một bộ phận khác có phương án xen canh rau màu ở vụ này để tăng lợi nhuận và cải tạo đất.

Giá lúa tại địa bàn huyện không ổn định mà biến động theo thời vụ và đối tượng bán. Giá chủ yếu căn cứ vào giá thị trường, thương lái đặt mua, chất lượng giống lúa và thời điểm các hộ bán lúa. Thường thì cuối mùa vụ giá lúa cao nhất do người dân ít có khả năng dự trữ nên đến thời điểm này sản lượng còn lại không nhiều, còn đầu vụ giá bán cũng cao hơn giữa vụ vì mới bắt đầu thu hoạch nên sản lượng còn khan hiếm. Giữa vụ là thời điểm nông dân thu hoạch rộ nhất và sản lượng cũng lớn nhất nên giá bán tương đối thấp. Các năm gần đây (2010 -2014 ) giá lúa có xu hướng tăng (2.000đ/kg – 5.000đ/kg), đây là điều đáng mừng đối với người dân địa phương. Nhưng kéo theo đó là giá phân bón cũng tăng lên làm cho sự gia tăng của giá lúa cũng không làm tăng thu nhập cho người dân là bao.

d) Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nông hộ

Trong những năm gần đây, quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã và đang chuyển sang giai đoạn mới đó là sản xuất gắn liền với KHKT nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện môi trường của người sản xuất và của cộng đồng.

Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa tại các nông hộ được thể hiện qua bảng 3.6:

Bảng 3.6: Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa

STT Mô hình KHKT Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) 1 Giống mới 145 90,63 2 Ba giảm – Ba tăng 86 53,75 3 Sạ hàng 20 12,5

Qua kết quả khảo sát 160 hộ có hoạt động sản xuất lúa ở huyện Tân Phú cho thấy đa số các hộ sản xuất đều có áp dụng mô hình KHKT vào trong sản xuất: giống mới, ba giảm ba tăng, sạ hàng. Trong các mô hình được ứng dụng trên thì mô hình giống mới được ứng dụng nhiều nhất với số ý kiến là 145 chiếm 90,63% trên tổng số ý kiến trả lời. Tiếp theo đó là mô hình ba giảm ba tăng với 86 ý kiến chiếm 53,75%, còn lại là mô hình sạ hàng chiếm 12,5%.

Dựa vào bảng trên ta thấy số hộ áp dụng cùng lúc 2 mô hình khá cao. Mô hình ba giảm ba tăng được các nông hộ rất quan tâm vì hiện nay trước áp lực tăng giá của các nguồn lực đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu và nhiên liệu…thì mô hình này vừa giúp cho họ tiết kiệm được một số chi phí sản xuất mà lại làm tăng năng suất nhưng thực tế điều tra thì hầu hết các hộ nông dân đều không áp dụng triệt để mô hình này vì tâm lý lo sợ nếu ít giống, mật độ cây lúa thưa, năng suất sẽ không cao hay giảm phân, thuốc nông dân sợ lúa tăng trưởng không tốt. Mô hình sạ hàng mức độ nông hộ ứng dụng chưa cao vì đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện về độ bằng phẳng của mặt ruộng cũng như nguồn nước tưới tiêu. Qua thực tế khảo sát cho thấy các nông hộ hiện nay vẫn dùng phương pháp sạ lan với mật độ thưa nhưng vẫn đạt năng suất cao như sạ hàng mà không tốn chi phí mua máy sạ.

Trong số 160 hộ được khảo sát thì có hơn 50% hộ có tham gia tập huấn trước khi có áp dụng kỹ thuật mới nhưng khả năng áp dụng một cách đúng đắn và triệt để theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp thì còn hạn chế.

e) Tình hình tiêu thụ

Qua điều tra tình hình tiêu thụ của các hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân phú thì hộ dân bán tươi tại đồng (chiếm khoảng 5%), phần lớn còn lại ( chiếm 95%) hộ nông dân phơi sấy khô để bán. Lý do khiến hộ nông dân không bán tươi tại đồng là do giá bán thấp, dù hộ dân không mất chi phí vận chuyển lúa và chi phí phơi sấy. Điều quyết định là đa phần thương lái thu mua

lựa chọn lúa khô. Vì những lý do đó nên nông hộ đa phần tiêu thụ lúa khô và chủ yếu là cho các thương lái tại địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w