Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất lúa của các hộ nông dân tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 72)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất lúa của các hộ nông dân tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Na

dân tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

* Thuận lợi:

- Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động của huyện dồi dào, năng động cùng với kinh nghiệm sản xuất lúa có từ lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa của các hộ nông dân trong huyện.

- Kinh tế trong huyện giai đoạn vừa qua có mức tăng trưởng khá cao và ổn định, mức sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt.

- Cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của huyện đã và đang được tập trung đầu tư đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của người nông dân.

- Hỗ trợ của địa phương: trợ giá giống, tập huấn sản xuất và phòng trừ sâu bệnh, thông tin thị trường đầy đủ... là những hỗ trợ tích cực của địa phương góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, việc tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh là được người nông dân áp dụng hiệu quả nhất.

- Ngoài ra thông tin thị trường cũng có tác động nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho người nông dân nhưng chưa đáng kể, do thói quen của người nông dân thường quan tâm đến kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh chứ chưa quan tâm nhiều đến thông tin về tình hình tiêu thụ lúa gạo nên tác động của biện pháp hỗ trợ này chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó.

* Khó khăn:

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, chưa hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao, sản phẩm sản xuất ra chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu nên giá trị mang lại chưa cao.

- Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp của yếu tố thời tiết. Đây là yếu tố tự nhiên mà con người không thể tác động được, nên hoạt động sản xuất lúa phần nào chứa đựng những rủi ro nhất định.

- Việc hỗ trợ của địa phương cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa toàn diện và còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Do vậy, hiện tại người dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: dịch bệnh, thủy lợi, thời tiết và chính sách của địa phương. Trong đó dịch bệnh là khó khăn lớn nhất mà nông dân phải luôn đối mặt, dù có sự hỗ trợ bằng hình thức tập huấn phòng trừ sâu bệnh nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát và khó kiềm chế. Một

phần nông hộ do thiếu kiến thức về phòng trừ sâu bệnh, không tham gia tập huấn nên sử dụng các phương pháp thiếu khoa học để chống sâu bệnh như sử dụng nhớt đổ vào ruộng, đây là một phương pháp gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái nên cần thiết phải khắc phục ngay.

- Chính sách dự trữ quốc gia cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ lúa của người nông dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w