Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 58)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.2.2. Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất

Qua phân tích chi phí ta thấy chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân nhưng thu nhập và doanh thu của vụ Hè Thu lại không tương ứng với đó. Doanh thu, chi phí và thu nhập các vụ lúa trong năm được thể hiện rõ ở bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10: Chi phí, Doanh thu và Thu nhập lúa giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2014

Chỉ tiêu Đvt Đông Xuân Hè Thu

Năng suất kg/ha 7850 6950

Giá bán đồng/kg 5000 4850

Tổng chi phí đồng/ha 17.726.870 19.617.518

Doanh thu đồng/ha 39500000 35506500

Thu nhập đồng/ha 21.773.130 15.888.982

Thu nhập/chi phí lần 1,23 0,81

Thu nhập/doanh thu lần 0,55 0,45

Doanh thu/chi phí lần 2,23 1,81

Hình 3.4: So sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận giữa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014.

Đối với vụ Đông Xuân:

Thu nhập/chi phí = 1,23 có nghĩa là đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản xuất thì có được thu nhập 1.230 đồng.

Thu nhập/doanh thu = 0.55 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì có được 550 đồng thu nhập

Doanh thu/chi phí = 2,23 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 2.230 đồng doanh thu.

Đối với vụ Hè Thu:

Thu nhập/chi phí = 0,81 có nghĩa là đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản xuất thì có được thu nhập 810 đồng.

Thu nhập/doanh thu = 0.45 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì có được 450 đồng thu nhập

Doanh thu/chi phí = 1,81 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 1.810 đồng doanh thu.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy sự khác biệt về hiệu quả của việc đầu tư giữa 2 mùa vụ như sau:

Trong vụ Đông Xuân thì cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư thì nông hộ thu được 1.230 đồng thu nhập. Trong khi đó vụ Hè Thu thu dược 810 đồng thu nhập, chênh lệch nhau 420 đồng lý do chi phí vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân nên dẫn đến tỷ số thu nhập/chi phí giảm so với vụ Đông Xuân. Trong 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào vụ Đông Xuân người dân có được 2.230 đồng doanh thu còn vụ Hè Thu thì người dân có được 1.810 đồng doanh thu, vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu là 420 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè thu và thu nhập mà

người nông dân có được trong vụ Đông Xuân cũng cao hơn số chi phí mà họ bỏ ra trong hoạt động sản xuất.

Về chi phí thì giữa hai vụ không chênh lệch nhau nhiều, cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu 1.890.648 đồng/ha. Nguyên nhân là do vụ Hè Thu là vụ mưa nên có nhiều sâu bệnh, cây lúa sinh trưởng kém và mất nhiều chi phí thuê nhân công và chi phí khác hơn vụ Đông Xuân.

Về doanh thu thì vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu là 3.003.500 đồng/ha. Nguyên nhân do năng suất của vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu là 1.300 kg/ha (vụ Đông Xuân là 8.250 kg/ha, vụ Hè Thu là 6.950 kg/ha) giá bán của vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân là 150 đồng/kg.

Như vậy với kết quả phân tích trên cho thấy vụ lúa Đông Xuân người nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao hơn so với lúa vụ Hè Thu, cụ thể là các chỉ số thu nhập/chi phí và doanh thu/chi phí đều cao hơn so với vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w