Các giải pháp từ kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 72 - 75)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.4.3.1. Các giải pháp từ kết quả phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy của cả 2 vụ lúa trong năm đều cho thấy,thu nhập người nông dân thu được từ hoạt động sản xuất lúa có tỷ lệ thuận với giá bán và năng suất, tỷ lệ nghịch với các yếu tố chi phí. Do đó, mọi giải pháp được đặt ra đều tập trung vào việc hạn chế chi phí đến mức thấp nhất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác mới để đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, chọn giống phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo dễ tiêu thụ mà giá bán cũng được cao hơn. Với mong muốn đó, có thể để ra một số giải pháp sau đây:

a) Chi phí đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)

Chi phí phân bón là yếu tố khá quan trọng quyết định đến năng suất và thu nhập của nông hộ. Mô hình hồi quy cho biết mỗi 1.000 đồng tăng lên của

chi phí giống, với điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm thu nhập của hộ nông dân vụ Đông Xuân giảm 745 đồng và vụ Hè Thu giảm 934 đồng

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Mô hình hồi qui cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí phân bón, giả sử các nhân tố khác không thay đổi sẽ làm cho thu nhập của nông hộ giảm trung bình 745 đồng ở vụ Đông Xuân và 1.077đ ở vụ Hè Thu.

Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60- 70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Về nguyên tắc phân bón sẽ làm cho cây trồng phát triển lên nhưng bón với liều lượng quá nhiều sẽ gây lãng phí về tiền bạc, công sức trong khi đó năng suất không tăng lên mà còn giảm xuống. Vì vậy để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu.

Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất.

b) Nhân công

Trước hết, cần nâng cao hơn nữa trình độ của người nông dân, điều này giúp cho việc tiếp thu những kiến thức mới và ứng dụng vào sản xuất hiệu quả hơn. Việc nâng cao kiến thức cũng góp phần thay đổi một số quan điểm không đúng mà trước đây người nông dẫn vẫn áp dụng.

Tạo môi trường lao động thuận lợi để giữ chân lao động địa phương, cân bằng nhu cầu – cung cấp lao động trong sản xuất nông nghiệp. Điều này

góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ, không phải đi xa, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thuê lao động của hộ sản xuất lúa, chi phí ổn định không bị lao động tăng giá như khi cầu nhiều hơn cung.

c) Giá bán

Sự phát triển nhanh và đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng góp phần tích cực vào việc cung cấp thông tin thị trường cho người nông dân. Thông qua đó, người nông dân biết được thị trường đang cần giống lúa gì để có kế hoạch gieo sạ phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu ra được đảm bảo. Đồng thời, hạn chế tình trạng người nông dân bị thương lái ép giá. Mặc khác, gía bán lúa còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm lúa, do đó mà người nông dân nên chú ý nhiều hơn trong các khâu sản xuất đặc biệt là lúc gần thu hoạch và thu hoạch. Đảm bảo lúa sản xuất ra sáng đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng thì giá bán sẽ cao hơn.

d) Năng suất

Năng suất được quyết định bởi nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố khách quan thuộc về điều kiện tự nhiên, khí hậu, dịch bệnh thì còn một số yếu tố chủ quan khác quyết định đến năng suất sản xuất lúa trong đó có thể kể đến là yếu tố giống, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, kinh nghiệm sản xuất, cách thức chăm sóc của người sản xuất... Tất cả các yếu tố này đều góp phần ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của nông hộ.

Để sản xuất lúa đạt năng suất cao trước hết phải chọn các giống lúa cao sản cho năng suất cao, kháng sâu bệnh, việc chọn giống phải phù hợp cho từng mùa vụ, xử lý giống ngay từ khâu chuẩn bị gieo sạ để hạt giống nẩy mầm tốt, ít hao hụt, kháng sâu bệnh; để làm được những việc đó thì đòi hỏi người nông dân phải có kinh nghiệm canh tác, thêm vào đó là áp dụng những kiến thức về sản xuất lúa vào hoạt động sản xuất của mình, đồng thời thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây lúa để kịp thời bổ sung dưỡng

chất, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng cách. Tăng cường sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông đến từng cánh đồng, từng hộ nông dân để hướng dẫn trực tiếp người nông dân kỹ thuật canh tác phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w