- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sản xuất lúa là hoạt động chính của nông dân ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nói riêng, thu nhập và đời sống nông hộ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động canh tác lúa của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính trên 1hađất trồng lúa cũng như các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ có thể đưa ra một số kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất lúa tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ở cả 2 vụ đều mang lại hiệu quả nhất định, trong đó hiệu quả cao nhất ở vụ Đông Xuân, thấp nhất là vụ Hè Thu.
Trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ thì hiệu quả chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công, giá bán lúa và năng suất sản xuất đạt được. Tuy nhiên, về mức độ tác động thì không giống nhau ở từng vụ. Trong đó yếu tố giá bán và năng suất tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn các yếu tố chi phí giống, phân bón, nhân công tác động làm giảm thu nhập. Còn yếu tố diện tích sản xuất, kinh nghiệm, chi phí cơ giới hóa sản xuất tuy có ảnh hưởng đến thu nhập nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.
Trên cơ sở phân tích định lượng xác định được mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ, cùng với việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, học tập kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia, từ đó tác giả đã đề xuất được các nhóm giải pháp thiết thực góp phần nâng nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ.