Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 67)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Hè Thu

Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây:

Bảng 3.13: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập vụ Hè Thu

Tên các biến độc lập Ký hiệu biến Hệ số (b) Chỉ số (t) Mức ý nghĩa Hằng số -16.321,698 -12,316 0,000 Kinh nghiệm X1 1,678 0,272 0,788 Trình độ học vấn X2 33,952 0,445 0,661 Năng suất X3 3.012,540 31,716 0,000 Giá bán X4 5.207,875 14,076 0,000

Chi phí cơ giới hóa X5 -1,138 -1,682 0,107

Chi phí giống X6 -0,934 -11,876 0,000

Chi phí phân bón X7 -1,077 -4,618 0,000

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật X8 -0,407 -2,019 0,000 Chi phí thuê nhân công X9 -1,007 -9,915 0,000

Biến phụ thuộc Thu nhập

Hệ số xác định R2 0,872

Sig.F 0,000

kết quả chạy hàm ở phụ lục

Căn cứ vào kết quả chạy hàm được thể hiện ở phụ lục 04 cho thấy với Significance F =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α= 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Với R = 0,845 nên có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập. Với hệ số xác định (R2) là 0,872 có nghĩa là sự biến động của thu nhập được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 87,2%, còn lại 12,8% không được giải bởi sự thay đổi của những biến trên và phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào trong phân tích.

Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy về Thu nhập như sau:

Y = -16.321,698 + 3.012,540X3 + 5.207,875X4 - 0,934X6 - 1,077X7 - 0,407X8 - 1,007X9(2) - 1,007X9(2)

Phương trình được viết lại như sau:

Y = -16.321,698 + 3.012,540NS + 5.207,875GB - 0,934CPG - 1,077CPPB - 0,407CPBVTV- 1,007CPLĐ(2) 0,407CPBVTV- 1,007CPLĐ(2)

Giải thích hàm thu nhập (2): • Yếu tố kinh nghiệm ( X1):

Mức ý nghĩa 0,788 > 0,05 nên yếu tố kinh nghiệm không có ý nghĩa với mô hình.

• Yếu tố trình độ học vấn (X2):

Mức ý nghĩa 0,661 > 0,05 nên yếu tố kinh nghiệm không có ý nghĩa với mô hình

• Yếu tố năng suất (X3):

Từ phương trình (2) ta được b3 = 3.012,540. Giá trị b3 cho thấy 01 kg tăng lên của năng suất (kg/ha), giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng thu nhập của nông hộ trung bình khoảng 3.012,540 đồng. Hay nói cách khác, khi năng suất lúa tăng lên thì thu nhập của nông hộ cũng tăng lên một lượng tương ứng với b3.

• Yếu tố giá bán (X4):

Từ phương trình (2) ta được b4 = 5.207,875. Giá trị b4 cho thấy nếu giá bán tăng lên 1.000 đồng, giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm thu nhập của nông hộ tăng trung bình là 5.207.875 đồng. Điều này có nghĩa là khi giá bán càng cao thì thu nhập mang về cho nông hộ càng lớn.

• Yếu tố chi phí cơ giới hóa (X5):

Mức ý nghĩa 0,107 > 0,05 nên yếu tố kinh nghiệm không có ý nghĩa với mô hình

Từ phương trình (2) ta được b6 = -0,934. Giá trị b6 = -0,934 cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí giống (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình khoảng 934 đồng.

• Yếu tố chi phí phân bón (X7):

Từ phương trình (2) ta được b7 = -1,077. Giá trị b7 = -1,077 cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí phân bón (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình khoảng 1.077 đồng.

• Yếu tố chi phí thuốc bảo vệ thực vật (X8):

Từ phương trình (2) ta được b8 = -0,407. Giá trị b8 = -0,407 cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí nông dược (1.000 đồng/kg) khi các yếu tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình khoảng 407 đồng.

• Yếu tố chi phí thuê lao động (X9):

Từ phương trình (2) ta được b9 = -1,007. Chi phí thuê lao động tỷ lệ nghịch với thu nhập của nông hộ. Giá trị b9 = -1,007 cho thấy mỗi 1.000 đồng tăng lên của chi phí thuê lao động (1.000 đồng/kg) trong điều kiện các yếu tố khác không có sự thay đổi sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ trung bình khoảng 1.007 đồng.

Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với thu nhập sản xuất thì còn có 16.321,698lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác động đến thu nhập hay hiệu quả trồng lúa.

Bảng 3.14 : Đánh giá kỳ vọng và kết quả nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu

Giá bán + +

Chi phí giống - -

Chi phí phân bón - -

Chi phí thuê lao động - -

Chi phí thuốc BVTV - -

Tóm lại: trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ thì chỉ có các nhân tố như: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao động và chi phí thuốc BVTV tác động đến thu nhập của nông hộ. Trong đó năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, các yếu tố chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao động, chi phí thuốc BVTV tác động làm giảm thu nhập của nông hộ. Cụ thể trong vụ Đông Xuân thì chỉ có 3 chi phí tác động ngược chiều thu nhập là: chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao động nhưng sang vụ Hè Thu ngoài 3 chi phí ảnh hưởng ngược chiều thu nhập ở vụ Đông Xuân còn có thêm chi phí thuốc BVTV. Còn các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ văn hóa, chi phí cơ giới hóa, tuy có tác động đến thu nhập của nông hộ nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 67)