Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 35 - 37)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

1. Dân số trung bình 158.13 100 159.88 100 1652

2.1.2.2. Tình hình kinh tế

Nền kinh tế của huyện 5 năm qua đã có những bước chuyển biến đáng kể, được thể hiện bằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông-lâm-thủy sản chuyển dần sang các ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ. Nhưng do huyện Tân Phú là một huyện miền núi vị trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế và các khu công nghiệp tập trung trong tỉnh, nên sự thu hút đầu tư phát triển công nghiệp rất nhiều hạn chế và chịu sự chi phối của các trung tâm vùng kinh tế trọng điểm. Vì vậy khả năng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.3: Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 A. Khu vực I

(Nông, lâm, thủy sản) 66,17 64,36 62,35 59,36 43,92

B. Khu vực II

(Công nghiệp – xây dựng) 5,52 5,86 6,24 8,50 8,20

C. Khu vực III

(Dịch vụ) 28,31 29,78 31,40 32,14 47,87

( Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Tân Phú)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, bình quân giai đoạn 2009–2013 (theo giá thực tế) tăng 13,18% (Trong đó : Khu vực I tăng bình quân 4,28%, khu vực II tăng bình quân 22,53%, khu vực III tăng bình quân 25,72%), nhưng theo giá cố định năm 1994 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2012 chỉ đạt 6,07%. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được như trên nhưng so nghị quyết của huyện Đảng bộ thì chưa đạt yêu cầu (nghị quyết của huyện tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009-2013 theo giá CĐ 1994 tăng từ 7–8%) và còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông-lâm-thủy, công nghiệp-xây dựng, thương mại–Dịch vụ. Trong đó nông-lâm-thủy giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện. Qúa trình chuyển dịch kinh tế từ năm 2009 đến năm 2013 (Năm 2009 là : 66,17% ; 5,52%; 28,31%, năm 2010: 64,36%; 5,86%; 29,78%, năm 2011: 6,35%, 6,24%, 31,4%, năm 2012: 59,36%,; 8,5%; 32,14%, năm 2013 : 43,92%; 8,2%; 47,87%) cho thấy sự chuyển dịch có xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, ngành

thương mại-dịch vụ, nhưng so với định hướng phát triển kinh tế theo Nghị Quyết của huyện Đảng Bộ thì sự chuyển dịch kinh tế là còn chậm.

Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 9,2 triệu đồng, năm 2010 là 10,4 triệu, năm 2011 là 11,5 triệu, năm 2012 là 13,5 triệu, năm 2013 là 14,4 triệu đồng. (Nếu so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh năm 2013 là 21,5 triệu đồng thì mức thu nhập của huyện thấp hơn gần 1, 49 lần). Như vậy cùng với xu thế phát triển chung của toàn tỉnh cơ cấu kinh tế của huyện cũng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp–xây dựng, ngành thương mại-dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch này còn quá chậm. Có nhiều nguyên nhân làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm trong đó một nguyên nhân quan trọng là trong những năm qua chưa hình thành được khu trung tâm thương mại và khu công nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w