Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 56)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo khoản mục chi phí

a. Phân tích các khoản mục chi phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ Đông Xuân

Vụ Đông Xuân là một trong những vụ chính của nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Trong quá trình sản xuất của người nông dân phát sinh những khoản chi phí được thể hiện thông qua bảng 3.7 và hình 3.1 dưới đây.

Bảng 3.7 : Khoản mục chi phí bình quân trên 1ha lúa vụ Đông Xuân.

Các yếu tố chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tỷ trọng (%) Chi phí giống 1.804.820 921.448 1.500.430 8,46 Chi phí phân bón 7.024.099 5.375.112 6.720.135 37,91 Chi phí thuốc BVTV 3.609.640 1.382.172 2.550.175 14,39 Chi phí cơ giới hóa 2.835.242 1.075.022 2.050.430 11,57 Chi phí thuê lao

động 5.091.267 3.071.493 4.905.700 27,67

Tổng chi phí 17.726.87

0 100

ĐVT: đồng

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Trong kết cấu chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân ở huyện Tân Phú thì cao nhất là chi phí phân bón, đa số họ dùng khoảng 04 bao phân Ure, 02 bao DAP, 01 bao Kali với chi phí trung bình năm 2014 khoảng 6.720.135 đồng/ha/vụ, chi phí phân bón cao nhất 7.024.099 đồng/ha và thấp nhất là 5.375.112 đồng/ha, chiếm 37,91%. Đứng thứ hai là chi phí thuê lao động chiếm 27,67 %,chi phí thuê lao động bao gồm công chăm sóc, gặt, hái, suốt và vận chuyển. Các công đoạn này hầu hết nông dân mướn làm nên chi phí khá cao. Tiếp theo là chi phí chuẩn bị đất, trước khi gieo sạ nông dân thường chuẩn bị đất bằng các phương pháp như: cày, xới, trục... Đông Xuân là vụ lúa sau mùa mưa nên nông dân áp dụng cả 3 phương pháp cày, xới và trục nhưng trong một vụ họ phải mướn xới và trục 2 lần nên chi phí trung bình khoảng 4.905.700 đồng/ha, cao nhất là 5.091.267đồng/ha, thấp nhất là 3.071.493 đồng/ha. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật được xếp thứ 3 với chi phí trung bình 2.550.175 đồng/ha chiếm 14,39%. Còn lại là chi phí cơ giới hóa chiếm 11.57%. Chi phí giống chiếm tỷ trọng rất nhỏ 8,46% với giá 1kg lúa giống từ 4.900 đến 5.500 đồng và số lượng giống được gieo trồng trên 01 ha đất khoảng từ 180 – 270 kg vì thế chi phí đầu tư cho 01 ha đất trồng lúa trung bình khoảng 1.500.430 đồng, cao nhất là 1.804.820 đồng/ha, thấp nhất là 921.448 đồng/ha. Các giống lúa được nông dân chủ yếu gieo trồng là trong vụ này là OMC2000, 504 lá xanh,4218.... Lý do khiến chi phí giống chiếm tỷ trọng thấp là do ở vụ Đông Xuân có tới 15% số hộ được phỏng vấn áp dụng hình thức sạ hàng làm lượng giống gieo ít hơn so với gieo sạ truyền thống, mặt khác một số hộ có diện tích nhỏ lại tận dụng giống lúa cũ để ủ làm mạ cho vụ tới nên chi phí mua giống chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí sản xuất.

b. Phân tích các khoản mục chi phí trên 1ha đất trồng lúa của vụ Hè Thu.

Vụ Hè Thu cũng phát sinh những chi phí căn bản như vụ Đông Xuân là chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cơ giới

hóa,. Các khoản mục chi phí trên ha của vụ Hè Thu được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.2 dưới đây.

Bảng 3.8: Khoản mục chi phí bình quân trên 1ha lúa của vụ Hè Thu

ĐVT: đồng

Các yếu tố chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tỷ trọng (%)

Chi phí giống 2.121.329 1.192.224 1.400.630 7,14 Chi phí phân bón 7.935.238 6.961.120 7.520.638 38,34 Chi phí thuốc BVTV 4.006.954 2.235.420 3.050.550 15,55 Chi phí cơ giới hóa 2.239.180 894.168 2.145.350 10,94 Chi phí thuê lao động 6.071.096 4.023.756 5.500.350 28,04

Tổng chi phí 19.617.518 100,00

(Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ - 2014)

Hình 3.2: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu

Mặc dù việc sản xuất lúa ở vụ Hè Thu không thuận lợi như vụ Đông Xuân, còn gặp nhiều khó khăn về thủy lợi và dịch bệnh nhưng có đến 100% hộ nông dân tham gia sản xuất lúa ở vụ này. Qua bảng 3.8 ta thấy chi phí sản xuất lúa ở vụ Hè Thu lớn hơn vụ Đông Xuân 2.140.648 đ/ ha, trong đó sự tăng chi phí là do:

- Chi phí giống: vụ này giống thường phát triển không tốt do điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết nên người nông dân thường chủ động sạ dày để khắc phục tình trạng giống bị hư nên lượng giống dùng để gieo sạ cho vụ này có phần nhiều hơn vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, đơn giá lúa giống vụ này thấp

nên chi phí giống có phần giảm hơn so với vụ Đông Xuân, cụ thể chi phí giống bình quân cho vụ Hè Thu là 1.400.630 đồng/công, chiếm 7,14% tổng chi phí.

- Chi phí phân bón: nếu như vụ Đông Xuân lượng phân bón cần thiết cho 1 ha sản xuất lúa là 300 kg thì con số này tăng lên là 350 kg/ha ở vụ Hè Thu. Lượng phân bón tăng là vì người nông dân phải chủ động bón nhiều phân để cải tạo đất, điều này làm chi phí phân bón tăng lên đạt mức 38,34% tổng chi phí. Do vậy, chi phí phân bón góp phần ảnh hưởng đến việc gia tăng chi phí sản xuất lúa của vụ Hè Thu.

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: tương đương với vụ Đông Xuân, ở vụ Hè Thu chi phí thuốc bảo vệ thực vật có tăng nhưng phần tăng lên không đáng kể.Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trung bình là 3.050.550 đồng/ha, chiếm 15.55% tổng chi phí.

- Chi phí nhân công: qua số liệu điều tra ta thấy được khoản mục chi phí nhân công cho vụ Hè Thu chiếm đến 28,04% tổng chi phí, cao hơn rất nhiều so với vu Đông Xuân. Do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người nông dân đầu tư nhiều công sức để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nên chi phí nhân công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Qua số liệu khảo sát từ thực tế trên, ta thấy chi phí sản xuất lúa của vụ Hè Thu cao hơn so vụ Đông xuân là do sự tăng lên của 3 khoản mục chi phí, đó là chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí thuê lao động, chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

c. So sánh các khoản mục chi phí giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

Bảng 3.9: So sánh khoản mục chi phí giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu

ĐVT: Đồng

Các yếu tố chi phí Đông Xuân Hè Thu Tương đối Tuyệt đối

Chi phí giống 1.500.430 1.400.630 -99.800 0,93

Chi phí phân bón 6.720.135 7.520.638 800.503 1,12 Chi phí thuốc BVTV 2.550.175 3.050.550 500.375 1,20 Chi phí cơ giới hóa 2.050.430 2.145.350 94.920 1,05 Chi phí thuê lao động 4.905.700 5.500.350 594.650 1,12

Tổng 17.726.870 19.617.518 1.890.648 1,11

Hình 3.3: So sánh chi phí giữa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014.

- Về chi phí giống: trung bình của vụ Hè Thu là 1.400.630 đồng/ha, của vụ Đông Xuân là 1.500.430 đồng/ha, thấp hơn vụ Đông Xuân là 99.800 đồng/ha, nguyên nhân là do trong vụ Hè Thu thời tiết không thuận lợi người dân có tăng số lượng lúa giống nhưng do được hỗ trợ từ trung tâm khuyến nông của huyện nên giá lúa giống giảm kéo theo chi phí thấp hơn so với vụ Đông Xuân.

- Về chi phí phân bón: trung bình của vụ Hè Thu 7.520.638 đồng/ha, vụ Đông Xuân là 6.720.135 đồng/ha, chênh lệch là 800.503 đồng/ha.

- Về chi phí thuốc bảo vệ thực vật: trung bình của vụ Hè Thu là 3.050.550 đồng/ha, vụ Đông Xuân là 2.550.175 đồng/ha, cao hơn vụ Đông Xuân là 500.375 đồng/ha

==>Nguyên nhân khiến cho chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vụ Hè Thu tăng cao hơn vụ Đông Xuân là do thời gian này xuất hiện nhiều bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá...đã khiến người dân sử dụng thuốc nhiều và lượng bón tăng vì người dân phải chủ động bón nhiều phân để cải tạo đất do không sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất nên sử dụng chủ yếu vào phân bón hóa học.

Về chi phí thuê lao động: đây là chi phí có sự chênh lệch cao thứ 2 giữa vụ 2 vụ lúa 594.650 đồng/ha. Lý do khiến chi phí này ở vụ Hè Thu tăng cao là do hộ dân phải mướn với giá khá cao mặt khác đây là vụ mùa mưa nên thường phải tốn thêm chi phí thuê cấy giậm mặc dù có sự tham gia của thành viên gia đình vào việc sản xuất: khoản chi phí công vận chuyển, thu hoạch nhưng vẫn cao hơn vụ Đông Xuân.

Vậy tổng chi phí của vụ Hè Thu là 19.617.518 đồng/ha, chi phí của vụ Đông Xuân là 17.726.870 đồng/ha, chi phí vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân là 1.890.648 đồng/ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w