- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô
1. Dân số trung bình 158.13 100 159.88 100 1652
2.2.4.4. Phương pháp hồi quy tương quan
Nghiên cứu phương pháp mô tả mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố quan sát được để nhận dạng mối quan hệ giữa chúng.
Trong đề tài nghiên cứu các hộ tham gia sản xuất kinh doanh lúa, chúng tôi hướng tới nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ việc trồng cây lúa do đó cần sử dụng phương pháp tương quan.
Phương pháp nghiên cứu tương quan trong đề tài này nhằm giúp lựa chọn những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ tham gia trồng cây lúa. Thông qua tương quan cho phép nhận dạng các yếu tố trước khi áp dụng, ảnh hưởng tới hồi qui giữa các biến phụ thuộc và độc lập mô hình. Đồng thời cũng cho phép đưa ra những dự đoán tùy thuộc vào các mối quan hệ giữa các yếu tố của mô hình.
Hàm sản xuất là sự thể hiện mối quan hệ hiện vật giữa đầu vào, đầu ra trong sản xuất. Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ tham gia trồng cây lúa trên địa bàn huyện, dựa trên cơ sở các số liệu thu thập từ thực tế nhằm cũng cố thêm các giả thiết để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn cũng như dự báo kịp thời các hoạt động sản xuất.
Mô hình hồi quy đa biến được thiết lập như sau:
Y = α0 + α1X1 + α2X2 + α3X3 + α4X4 + α5X5 + α6X6 + α7X7 + α8X8 + α9X9
Trong đó: Y: thu nhập X1: kinh nghiệm (năm). X2: trình độ học vấn (cấp). X3: năng suất (kg/ha) X4: giá bán (1.000đ)
X5: chi phí cơ giới hóa (1.000đ). X6: chi phí giống (1.000đ). X7: chi phí phân bón (1.000đ).
X9: chi phí thuê lao động (1.000đ).
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy trên cùng với định hướng phát triển hoạt động sản xuất lúa trong thời gian tới của địa phương làm cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG III