Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông dân trồng lúa tại Huyện Tân Phú tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 58 - 60)

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô

3.3Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông dân trồng lúa tại Huyện Tân Phú tỉnh Đồng Na

2 Năng suất Tạ/ha 141,71 149,9 154, 1,04 3Sản

3.3Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông dân trồng lúa tại Huyện Tân Phú tỉnh Đồng Na

Huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất từ mô hình hồi quy nhằm mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ. Thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập như sau: kinh nghiệm, trình độ học vấn, năng suất, giá bán, chi phí cơ giới hóa, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược, chi phí thuê lao động. Nguyên nhân của việc chọn lựa đó là do:

Biến kinh nghiệm cho thấy những người có tuổi càng cao thì càng có kinh nghiệm trong việc mua bán, thương thuyết với thương lái để có thể giữ

được giá bán hơn so với những người thiếu kinh nghiệm dễ bị thương lái ép giá. Gắn liền với kinh nghiệm là trình độ học vấn đối với những người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với thị trường, KHKT và nắm bắt những thông tin của thị trường, KHKT càng thuận lợi hơn so với những người có trình độ thấp.

Biến năng suất cho thấy năng suất càng cao thì thu nhập mang về cho nông hộ càng lớn nhưng gắn liền với năng suất thì giá bán phải cao.

Còn các biến chi phí càng giảm bao nhiêu thì sẽ có lợi cho nông hộ bấy nhiêu vì như vậy thì thu nhập của họ sẽ tăng lên, nhưng các biến chi phí này lại tăng theo tỷ lệ thuận với năng suất. Vì vậy giữa các chi phí này với thu nhập và năng suất có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Từ bảng 3.11 cho thấy đối với các biến kinh nghiệm, trình độ học vấn, năng suất, giá bán được kỳ vọng là dấu dương (+) còn các biến chi phí thì dược kỳ vọng là dấu âm (-) vì khi chi phí càng giảm bao nhiêu thì thu nhập sẽ tăng lên bấy nhiêu. Nhưng các biến có ảnh hưởng như thế nào đối với thu nhập sẽ được thể hiện qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Bảng 3.11: Dấu kỳ vọng của các biến ảnh hưởng.

Biến Đvt Dấu kỳ vọng

Kinh nghiệm Năm +

Trình độ học vấn Cấp +

Năng suất Kg/ha +

Giá bán 1.000đ +

Chi phí cơ giới hóa 1.000đ -

Chi phí giống 1.000đ -

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 1.000đ - Chi phí thuê lao động 1.000đ -

Các biến có ảnh hưởng như thế nào đối với thu nhập sẽ được thể hiện qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Gọi biến phụ thuộc Y là thu nhập. Các biến độc lập xi gồm có: X1: kinh nghiệm (năm).

X2: trình độ học vấn (cấp). X3: năng suất (kg/ha) X4: giá bán (1.000đ)

X5: chi phí cơ giới hóa (1.000đ). X6: chi phí giống (1.000đ). X7: chi phí phân bón (1.000đ).

X8: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1.000đ). X9: chi phí thuê lao động (1.000đ).

Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập của từng vụ với các biến phí:

Y = b0 + b1X1 + b2 X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7 X7 + b8 X8 + b9 X9

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (Trang 58 - 60)