Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tình hình xét xử của Tòa án có những thành quả rõ rệt và điều đó cũng đã đ- ược thể hiện qua số liệu xét xử của ngành Tòa án so với những năm trước đó, tuy số lượng án phải giải quyết có tăng lên:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án từ 2003 - 2007

Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm (2) Giám đốc thẩm, tái thẩm (3) Tổng cộng (4) Tỷ lệ % (2)/(1) Tỷ lệ % (3)/(1) Tỷ lệ % (4)/(1) 2003 49.373 12.970 26,27 290 0,59 62.633 126,85 2004 52.999 13.921 26,27 238 0,45 67.158 126,71 2005 58.121 13.498 23,22 241 0,41 71.860 123,63 2006 67.186 14.283 21,25 256 0,38 81.725 121,63 2007 65.606 15.092 23,00 216 0,32 80.914 123,33

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.

Mặc dù năm 2007 số lượng án thụ lý - giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm tăng lên hơn 16.233 vụ so với năm 2003 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm lại giảm đi hơn một nửa (0,59% và 0,32%), qua đó có thể thấy chất lượng án giải quyết đã tăng lên đáng kể.

So sánh năm 2003 với năm 2002, thấy rằng năm 2002 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 3,71%; sửa án 11,5%. Tòa án các cấp tuyên bố không phạm tội đối với 47 bị cáo. So với năm 2002, năm 2003 số bản án, quyết định bị sửa đã giảm 2,4%, số bản án quyết định bị hủy chiếm 0,9% trong tổng số các bản án, quyết định của các Tòa án các cấp, số người bị kết tội oan tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn (năm 2002 có 23 trường hợp bị kết tội oan, năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp - Theo Báo tổng kết ngành Toà án nhân dân năm 2002, 2003); các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố không phạm tội đối với 41 trường hợp. Trong số các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa thì có một số trường hợp Tòa án cấp sơ

thẩm không có lỗi vì có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm hoặc do có thay đổi về chính sách hình sự.

Năm 2004 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 0,71%, sửa là 4,85%. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy là 0,21%, bị sửa là 0,02%. Năm 2004 chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tòa án các cấp có nhiều chuyển biến tốt hơn so với các năm trước, có 5 trường hợp kết án oan người vô tội đều đã được Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố không phạm tội; qua công tác giám đốc việc xét xử, không phát hiện trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật mà Tòa án kết án oan người vô tội.

Năm 2005 tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hình sự bị hủy là 0,7%, bị sửa là 4,2%. So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 0,1%, bị sửa giảm 0,2%.

Năm 2006 tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị huỷ là 0,6%, bị sửa là 4,1%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 0,1%, bị sửa giảm 0,1%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy để giải quyết lại chiếm 0,68%, sửa chiếm 5%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy chiếm 0,33%.

Năm 2007 tỷ lệ các bản án, quyết định về hình sự bị hủy là 0,63%, bị sửa là 4,43%. So với năm 2006, tỷ lệ các bản án quyết định hình sự bị hủy tăng 0,03% và bị sửa tăng 0,33%.

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp số liệu xét xử án hình sự của cấp phúc thẩm cải sửa, hủy án sơ thẩm của ngành Tòa án từ 2003 - 2007

Năm

Cấp TA

Thụ lý Giải quyết Quyết định của Tũa ỏn Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Y án Sửa án Hủy án 2003 TAND cấp tỉnh 7355 10246 6873 9434 5519 2621 571 TANDTC 7153 12469 6026 9840 7516 1608 78 2004 TAND cấp tỉnh 7143 10533 6853 10031 5787 2818 591 TANDTC 8075 14645 6998 12525 9230 2107 112 2005 TAND cấp tỉnh 7931 11384 7624 10913 6216 2947 368 TANDTC 5567 10738 5111 9908 7347 1629 166 2006 TAND cấp tỉnh 8957 12592 8748 12209 6819 3285 433 TANDTC 5326 10393 4737 9248 6443 1782 98 2007 TAND cấp tỉnh 10111 14523 9908 14195 7763 4038 436 TANDTC 4981 9789 4549 9012 6073 1598 166 Cộng 58091 94597 54528 88041 55678 20204 2370

Thông qua số liệu thống kê số lượng giải quyết án của Tòa án nhân dân các cấp, có thể rút ra được rằng sau khi Nghị quyết 08/NQ-TW và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã tác động đến ý thức từng cán bộ Thẩm phán, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án đã được tuân thủ, chất lượng tranh

tụng tại phiên tòa đã được nâng lên và ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giải quyết án, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng. Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW các vụ án trọng điểm, phức tạp và những vụ án dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt thích đáng, đúng pháp luật vừa đáp ứng được đòi hỏi của đông đảo nhân dân, vừa đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung.

Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cả Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, bày tỏ quan điểm khác nhau đều được Hội đồng xét xử tôn trọng và giành thời gian phiên tòa thỏa đáng cho các bên tranh luận xác định sự thật khách quan. Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn chấp nhận Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ mới. Các chứng cứ đã được Kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên tòa. Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ sơ, quan điểm của Kiểm sát viên, của ng- ười bào chữa và những người tham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng, đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết 08/NQ-TW là: "Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa".

Trong những năm vừa qua, Tòa án các cấp đã đảm bảo xét xử các vụ án đúng hạn luật định, đúng với quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tinh thần của cải cách tư pháp. Tòa án đã bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, phán quyết của Tòa án

căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ vụ án, nên về cơ bản đã đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước phiên tòa ngày càng được bảo đảm bằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Tòa án ngày càng thực hiện tốt trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng. Ý thức tôn trọng và bảo đảm quyền bình đẳng trước phiên tòa đã được nâng cao rõ rệt không chỉ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng mà cả của những người tham gia tố tụng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn những năm vừa qua vẫn còn những khuyết điểm, thiếu sót khi áp dụng nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án” trong quá trình giải quyết vụ án. Việc xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa chưa đầy đủ; đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, có trường hợp hồ sơ vụ án được điều tra một cách sơ sài, nhưng Tòa án chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo để xét xử, trong khi đó yêu cầu đặt ra là phải khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, thu thập vật chứng…dẫn đến việc giải quyết vụ án không chính xác, đặc biệt có trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội.

Qua nghiên cứu các vụ án trong thực tế cho thấy số lượng án bị cải sửa, hủy vẫn rất nhiều, những sai sót đó là do Tòa án đã không đảm bảo quyền bình đẳng của những người tham tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật. Tòa án đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không chính xác nên xét xử oan người vô tội, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng.

Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 29/HSST ngày 3/2/2005 Tòa án tỉnh Tây Ninh áp dụng điểm e, khoản 1, Điều 93; khoản 1, Điều 133 Bộ luật hình sự xử phạt Vũ Đình Huân tử hình về tội “giết người” và 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là tử hình. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 716/HSPT ngày 17/4/2005 Tòa án nhân dân tối cao tại

thành phố Hồ Chí Minh tuyên y án sơ thẩm. Quyết định Giám đốc thẩm số 02/2006/HS-GĐT ngày 20/2/2006 đã tuyên bố hủy hai bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm trên để điều tra lại vì chưa đủ căn cứ xác định bị cáo phạm tội “Cướp tài sản”, cần tiến hành điều tra lại. Có thiếu sót trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ.

Tại phiên tòa, bị cáo khai việc dùng cuốc đánh chết ông Cầu trong đêm tối là do lầm tưởng là trộm. Sau đó sợ quá nên đã lấy tiền của ông Cầu để tạo hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng điều tra. Bị cáo không nhận mình phạm tội cướp tài sản và giết người là do lầm tưởng là trộm. Bị cáo dẫn chứng: đêm đó trời rất tối không nhìn rõ bị hại, nên đã đánh nhầm, sau đó lấy số tiền của ông Cầu mang đi đốt. Cả hai phiên tòa đều không xem xét vật chứng là chiếc cuốc không phù hợp với thương tích trên người nạn nhân như trong Bản giám định pháp y; không xem xét mẫu than tro có phải là tiền bị đốt cháy hay không; không xác định trước đó ông Cầu có bao nhiêu tiền; không xác định số tiền trong người của bị cáo Huân từ đâu mà có, vì bị cáo khai có người chị gái cho tiền. Như vậy, cả hai phiên tòa đã không xem xét lời khai của bị cáo, không kiểm tra xác minh các chứng cứ tại phiên tòa, còn nhiều thiếu sot trong việc đánh giá chứng cứ. Tòa án đã quá tin tưởng vào Kết luận điều tra và bản Cáo trạng, định kiến với bị cáo là người có tội nên các chứng cứ đã không được xem xét toàn diện, đầy đủ.

Ngược lại, có những trường hợp do đánh giá chứng cứ không chính xác, không đánh giá toàn diện các tình tiết vụ án, không xem xét đầy đủ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác nên lẽ ra phải kết án đối với bị cáo lại tuyên bị cáo không có tội. Chẳng hạn, tại bản án hình sự sơ thẩm số 84/HSST của Tòa án tỉnh Hà Tây và bản án phúc thẩm số 421/HSPT của TAND tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 14/2003/HĐTP-HS hủy một phần cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Lý do hủy án: phải coi bị cáo Bùi Văn Hưng cũng đồng phạm trong tội

giết người, cả hai cấp xử đã bỏ lọt tội phạm. Bị cáo Bùi Văn Hưng và 20 bị cáo khác do có mâu thuẫn với bị hại là Nguyễn Ngọc Tới nên đã chuẩn bị dao, kiếm, gậy, côn đến nhà anh Tới để đánh. Nhóm của Hưng có Dương đánh anh Tới trước, Hồng cầm gậy đập liên tiếp anh Tới, Bùi Văn Hưng dùng côn vụt anh Tới làm anh ngã chúi. Khi anh Tới nhổm dậy thì bị Nguyễn Văn Nhiệm chạy đến dùng dao đâm một nhát làm anh Tới tử vong. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định nguyên nhân chính dẫn đến tử vong là do vết dao đâm của Nhiệm, hành vi của Nhiệm là vượt quá mục đích của đồng bọn. Cho nên Bùi Văn Hưng không phạm tội giết người. Viện kiểm sát và đại diện bị hại cho rằng Bùi Hưng đã bàn bạc đi đánh anh Tới, chuẩn bị các hung khí nguy hiểm như: dao, kiếm, côn, gậy…Bùi Văn Hưng đã tham gia tích cực, Hưng trực tiếp cầm côn đánh anh Tới làm anh bị ngã, tạo điều kiện để Nhiệm cầm dao đâm. Giám định pháp y cũng chỉ rõ trên người anh Tới không chỉ có vết dao đâm, mà còn nhiều vết thương khác do hung khí của Hưng và đồng bọn sử dụng. Tuy nhiên, Tòa cấp sơ thẩm đã không xem xét hết các chứng cứ, các tình tiết và vai trò của các bị cáo, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác đã không được xem xét. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên Bùi Văn Hưng không phạm tội giết người. Rõ ràng, hành vi giết người với vai trò đồng phạm đã bị bỏ sót.

Ngoài những vụ án trên, còn những sai lầm trong các bản án khác khi xét xử vắng mặt bị cáo nhưng không có lệnh truy nã và kết quả truy nã, xét xử bị cáo chưa thành niên mà không có người đại diện hợp pháp của bị cáo theo quy định của pháp luật; xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng khác- những người mà pháp luật cho phép tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, như vậy là tước đi quyền được tham gia phiên tòa, quyền được xuất trình chứng cứ, đưa ra yêu cầu và quyền được tranh luận dân chủ trước Tòa án. Ví dụ như bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải Châu và bản án của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Lê Văn Ty

khi phạm tội mới hơn 16 tuổi. Lê Văn Ty phạm tội “Cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng”, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo vẫn chưa thành niên nhưng Tòa án đều xử vắng mặt đại diện của bị cáo. Việc bị cáo và đại diện hợp pháp cho bị cáo có mặt tại phiên tòa là những quy định bắt buộc của Luật tố tụng hình sự, đó không chỉ là tuân thủ quy định tố tụng mà còn đảm bảo cho bị cáo được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Chính vì vậy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm vi phạm đều đã bị hủy để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng có phiên tòa diễn ra một cách hình thức, các chứng cứ tại phiên tòa chưa được xem xét toàn diện, yêu cầu của bị cáo được khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra đã bị bác bỏ. Yêu cầu này của bị cáo là chính đáng, đảm bảo quyền lợi của bị cáo, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng có phán quyết toàn diện, chính xác. Thế nhưng yêu cầu này đã bị bỏ qua. Do đó bản án cũng đã bị hủy. Nội dung vụ án như sau: Vào hồi 23h ngày

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)