gia tố tụng:
Các điều luật quy định quyền của những người tham gia tố tụng đều thể hiện nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước Tòa án.
“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên:
1…
đ) Tham gia phiên tòa; đọc bản cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa”.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên căn cứ vào các chứng cứ, tranh luận với những người tham gia tố tụng bảo vệ quan điểm của mình. Đồng thời, những
người tham gia tố tụng cũng được pháp luật quy định những quyền tương ứng:
“Điều 50. Bị cáo
1…
2. Bị cáo có quyền:
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1…
2. Người bào chữa có quyền đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
h) Tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa ” “Điều 51. Người bị hại
1…
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
đ) Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ”
“Điều 52. Nguyên đơn dân sự
1…
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
đ) Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn ”.
“Điều 53. Bị đơn dân sự
1…
2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: b)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
đ) Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn ”.
“Điều 54. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
b) Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ”.
“Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
1… 2...
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền: a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa”.
Việc quy định như trên của các điều luật vừa chứng minh tính thống nhất, tuân thủ Điều 19, đồng thời chứng minh Điều 19 chính là nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng các điều luật khác. Trong đó, có các điều luật quy định về quyền của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đều ghi nhận quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án.
Tuy nhiên, vẫn có những thiếu sót trong kỹ thuật lập pháp cần sửa đổi, hoàn thiện. Đó là, các Điều 51, Điều 54 dùng từ “của mình” trong câu “Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Rõ ràng, không thể dùng từ “của mình” mà phải thay bằng “của bị hại” và “của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”, bởi vì như vậy mới thống nhất với các điều 50, 52, 53 và thực tế những người đại diện thực hiện quyền đại diện vì lợi ích của chính người mà mình đại diện.
Thiếu sót nữa của nhà làm luật khi quy định về quyền của những người tham gia tố tụng là không ghi nhận quyền “đưa ra chứng cứ” mà chỉ ghi nhận quyền “Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”, như vậy không thống nhất với nguyên tắc được quy định tại Điều 19 “bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án”. Những hạn chế trên cần phải được bổ sung để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và thống nhất với Điều 19.