Nhóm các điều luật thể hiện nội dung bảo đảm quyền bình đẳng trong tranh luận:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75)

trong tranh luận:

Trong phần tranh luận, đầu tiên Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, sau đó bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Những người tham gia tố tụng khác được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến:

Điều 218. Đối đáp

Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”.

Trong phần tranh luận công khai tại phiên tòa, các bên tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác, không bị hạn chế về thời gian tranh luận, cũng như không bị ngắt lời nếu như phần tranh luận đó có căn cứ, là những luận điểm mới được nêu ra. Chủ tọa phiên tòa có quyền ngắt lời,

cắt bỏ những câu hỏi hoặc những vấn đề do những người tham gia tranh luận nêu ra nếu nó không liên quan đến vụ án. Với mỗi câu hỏi hoặc vấn đề chưa rõ ràng thì cần phải tranh luận để làm rõ:

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án

Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”. Chỉ không tranh luận khi vấn đề đã được giải đáp cụ thể, rõ ràng, những người tham gia tố tụng không trình bày gì thêm. Điều 218 đã quy định khá cụ thể quyền của những người tham gia tố tụng trong tranh luận, theo đó các bên được bình đẳng trong tranh luận, Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm điều khiển phiên tòa, hướng cho các bên tranh luận đúng trọng tâm, đúng những vấn đề cần giải quyết.

Tuy nhiên, quy định như hiện nay về phần tranh luận còn chưa đầy đủ, chỉ có ba điều nói về phần tranh luận: Điều 217, Điều 218, Điều 219. So với phần xét hỏi rõ ràng hoạt động tranh luận diễn ra ít hơn, thực tế trong các phiên tòa hiện nay hoạt động xét hỏi chiếm nhiều thời gian nhất, phần tranh luận có khi kết thúc bằng những lời nói sau cùng của bị cáo hoặc bài phát biểu của người bào chữa.

Ngoài ra quy định như Điều 218 còn chưa đảm bảo cho những người tham gia tố tụng tranh luận bình đẳng. Cần bổ sung quy định những người tham gia tố tụng được bình đẳng tranh luận, đặc biệt bị cáo tranh luận dân chủ với Kiểm sát viên thì không được coi là thể hiện thái độ ngoan cố, không thành khẩn.

Cũng cần bổ sung trong phần tranh luận: các bên vẫn có quyền đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề đang tranh luận. Khi tranh luận không chỉ Đại diện Viện kiểm sát được quyền đặt câu hỏi đối với những vấn đề chưa rõ, mà những người tham gia tố tụng cũng có quyền đặt câu hỏi. Bổ sung quyền này vừa tăng thêm yếu tố tranh tụng tại phiên tòa, vừa bảo đảm phần tranh luận hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)