Định hƣớng nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tòa án

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 101)

đẳng trƣớc tòa án

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước toà án yêu cầu Toà án là người “trọng tài” khách quan, công bằng khi tiến hành xét xử. Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia phiên toà được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước toà. Thực hiện tốt nguyên tắc này góp phần giải quyết vụ án công bằng, khách quan, chính xác, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Nguyên tắc này trong thực tế chưa được thực hiện có hiệu quả, có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả áp dụng nguyên tắc như phần trên đã chỉ ra, do đó cần có những giải pháp hữu hiệu với định hướng đúng đắn, khoa học.

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc, trước hết cần cải cách tư pháp theo hướng tiếp thu chọn lọc những thành tựu của kiểu tố tụng tranh tụng, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Việc cải cách tư pháp hướng tới kiểu tố tụng tranh tụng vừa là thực hiện nghị quyết 08/NQ- TW và nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị, đồng thời kiểu tố tụng tranh tụng cũng tạo ra điều kiện đảm bảo quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước tòa án. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án chắc chắn được thực hiện có hiệu quả nhất khi chúng ta cải cách theo hướng tranh tụng tại phiên tòa. Hiện nay, tố tụng hình sự nước ta có nhiều đặc điểm của hệ tố tụng thẩm vấn. Nếu so sánh kiểu tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn, mặc dù mỗi kiểu tố tụng có những ưu điểm và hạn chế nhất định, song kiểu tố tụng tranh tụng được đánh giá là có ưu thế hơn. Tố tụng tranh tụng tồn tại cơ chế ba bên rất rõ ràng: Công tố viên- đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng buộc tội; Luật sư- đại diện cho quyền lợi của bị cáo thực hiện chức năng gỡ tội. Công tố viên và Luật sư có những quyền năng tố tụng ngang nhau, họ bình đẳng khi tham gia tố tụng, Tòa án là cơ quan độc lập, là trọng

tài xét xử dựa trên những chứng cứ, lý lẽ mà các bên đưa ra. Tố tụng tranh tụng thực hiện phương châm thà bỏ lọt tội phạm hơn là làm oan người vô tội, thực tế tỷ lệ án oan sai rất ít, do đó hệ tố tụng này được đánh giá là bảo vệ quyền con người hơn hệ tố tụng khác. Tố tụng tranh tụng đòi hỏi Công tố viên và Luật sư phải am hiểu sâu sắc pháp luật, tinh thông nghiệp vụ điều tra, có kỹ năng tranh luận thuyết phục; hệ tố tụng này yêu cầu có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình độ pháp lý cao, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp đầy đủ. Tố tụng tranh tụng luôn luôn tôn trọng và bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước tòa án. Quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng chỉ được bảo đảm khi có hoạt động tranh tụng thật sự, phán quyết của tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Hiện nay, chúng ta không thể dập khuôn theo mẫu của hệ tố tụng tranh tụng, nhưng trước hết chúng ta phải ghi nhận nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, tiến tới cải cách tư pháp theo hướng áp dụng những nhân tố ưu việt của hệ tố tụng tranh tụng. Khi pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản thì ý thức của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng sẽ hướng theo nguyên tắc này. Các quy định của pháp luật sẽ sửa đổi theo hướng các bên tham gia tranh luận thực hiện trách nhiệm chứng minh và tiến hành xét hỏi là chủ yếu, Tòa án có vai trò điều khiển phiên tòa hướng cho các bên tập trung tranh luận làm rõ những vấn đề còn mâu thuẫn, chưa rõ ràng, để thực hiện tốt điều này yêu cầu các bên phải bình đẳng hơn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, có quyền đưa ra những lý lẽ và căn cứ để tranh luận dân chủ trước tòa.

Thứ hai, để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án cần đảm bảo cho Tòa án độc lập xét xử. Tại điều 19- Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”- Luật đã

quy định trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng thuộc về tòa án. Thực tế tòa án không thể làm tốt trách nhiệm của mình nếu như không đảm bảo được vai trò độc lập trong hoạt động xét xử. Hiện nay, có quá nhiều yếu tố làm mất đi tính độc lập của tòa án, ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng xét xử.

Trước hết đối với ngành tòa án, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xét xử độc lập: trước kia kinh phí của tòa do chính quyền địa phương cấp, quản lý nhân sự do cơ quan hành chính quyết định đó là Sở tư pháp, hiện nay kinh phí được cấp theo ngành dọc, công tác nhân sự cũng thu về một mối do ngành tòa án quyết định- áp lực đã giảm phần nào. Song vẫn còn những áp lực và yếu tố khác. Về mặt tổ chức Đảng: Chánh án tòa án tỉnh thường chỉ là tỉnh ủy viên, lãnh đạo các tỉnh ủy viên là Bí thư tỉnh ủy, Chánh án vẫn phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy và thường vụ tỉnh ủy. Việc bổ nhiệm chức danh Chánh án, phó chánh án cũng phải thông qua cấp ủy địa phương. Về nhân sự ngành Tòa án chịu sự tác động rất lớn từ chính quyền địa phương. Về kinh phí hoạt động, ngành Tòa án rất eo hẹp kinh phí, ngoài ngân sách nhà nước thì hầu như không có khoản thu nào, mà ngân sách cấp cho ngành tòa án thì quá ít, chế độ riêng cho thẩm phán không có. Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến vị trí và tính độc lập của tòa án.

Đối với Thẩm phán: nhiệm kỳ năm năm bổ nhiệm lại một lần. Thành phần Hội đồng tuyển chọn gồm có: Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chánh án tòa án, Giám đốc Sở nội vụ, Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp, Chủ tịch Hội luật gia (những người trên có thể thay bằng cấp phó trong Hội đồng tuyển chọn). Thẩm phán sắp hết nhiệm kỳ không thể không lo lắng khi mà một trong số những thành viên trên trong Hội đồng tuyển chọn không công tâm. Nhiệm kỳ đối với Thẩm phán là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của hoạt động xét xử.

Chế độ chính sách đối với Thẩm phán cũng làm cho hoạt động xét xử không thể độc lập, khách quan. Chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay của

Thẩm phán không tương xứng với trách nhiệm và công việc của họ. Chính điều này tạo cơ hội cho những tiêu cực phát sinh, ảnh hưởng tới sự khách quan của Thẩm phán.

Chỉ khi nào hoạt động xét xử được độc lập thì Tòa án mới thực hiện tốt chức năng bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước phiên tòa.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án cần phải mở rộng hơn nữa quyền năng của Luật sư, theo đó Luật sư có vai trò không thể thiếu trong tố tụng hình sự, họ là một bên tranh tụng, đối trọng với bên buộc tội. Đối với Viện kiểm sát là bên buộc tội, cần bình đẳng với Luật sư, Viện kiểm sát tiến tới không thể thực hiện đồng thời hai chức năng: chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, như vậy là vừa thực hiện chức năng công tố lại kiểm sát cả hoạt động công tố của mình và các hoạt động tố tụng khác như: hoạt động điều tra, hoạt động xét xử. Quy định như hiện nay vừa không đảm bảo hiệu quả của hoạt động công tố, vừa làm cho nỗ lực bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là không thể thực hiện được. Để bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án cần xác định trao quyền năng tố tụng cho các bên để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)