Xác định nguồn thu từ các ngành có sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 144 - 148)

- Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ.

3.4.3. Xác định nguồn thu từ các ngành có sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ

đường bộ

3.4.3.1. Sự cần thiết của thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ

Thực trạng hiện nay các công trình các ngành kinh tế khác sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ chưa được quy hoạch tổng thể. Thiết kế xây dựng tuyến đường chưa tính hết được việc sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ của các ngành có liên quan dẫn đến lề đường, vỉa hè bị đào xới nhiều lần gây lãng phí, giá thành công trình caọ

- Công tác quản lý, bảo trì gặp nhiều khó khăn tốn kém.

Nhằm thu hồi chi phí xây dựng và bảo trì của người sử dụng hoặc hưởng lợi phần kết cấu cầu, hầm, đường bộ, giảm lãng phí xã hộị

3.4.3.3. Nguyên tắc của thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ

Thu phí sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ phải tương xứng với lợi ích mà ngườisử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ được hưởng.

3.4.3.4. Phương pháp xác định phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ ạ Phân loại

- Theo nhóm công trình

+ Công trình phải xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ

Công trình sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ chưa có cống hộp kỹ thuật. Công trình sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ có cống hộp kỹ thuật. + Công trình không phải xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ

Công trình sử dụng hành lang cầu, hầm, đường bộ. Công trình khác: Đặt biển, ki ốt, hưởng lợi từ đường bộ.

- Theo khối lượng sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ.(mét dài, chiều rộng, chiều cao, thể tích )

- Tính chất công trình ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo trì đường bộ. (nguy hiểm dễ cháy nổ…)

b. Cách tính phí sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ

Công thức chung để tính phí sử dụng kết cấu cầu, hầm, đường bộ ) * ( 1 i n i i HT C Q C    (3.41) Trong đó: Ci - Phí sử dụng công trình loại i

Qi - Khối lượng sử dụng loại công trình loại i CHT - Tổng phí sử dụng công trình.

Kết luận

Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có mạng lưới đường bộ là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, thiếu nó mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi sự di chuyển các luồng vật chất không thể thực hiện được. Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo cho sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố đảm bảo cho quá trình lưu thông, phân phối, tiêu dùng sản phẩm của quá trình sản xuất, tạo tiền đề tiếp theo cho hoạt động sản xuất, đẩy nhanh vòng quay kinh tế.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và mạng lưới đường bộ nói riêng phải tập trung và giải quyết một số vấn đề trọng yếu sau đây:

- Xây dựng một hệ thống pháp luật bảo vệ khai thác, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có mạng lưới đường bộ sao cho hiệu quả.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống mạng lưới đường bộ nói riêng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

- Tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau và quản lý khai thác hệ thống này trong cơ chế thị trường nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và cộng đồng.

Mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta đang trong tình trạng kém phát triển. Nguồn tài chính quốc gia còn rất hạn hẹp, không cung cấp đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển cũng như duy trì tình trạng kỹ thuật của mạng lưới đường.

Để khắc phục tình trạng này, ngoài nguồn ngân sách của nhà nước, nguồn ngân sách tài trợ từ nước ngoài thì vấn đề huy động nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước là một vấn đề hết sức quan trọng. Cần phải chuyển dần trước cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường khi sử dụng hàng hóa công cộng trong đó có mạng lưới đồng bộ. Với quan điểm người sử

dụng nhiều phải đóng góp nhiều, người sử dụng ít đóng góp ít đóng góp ít, để tạo ra nguồn vốn duy trì và phát triển mạng lưới đường nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế của đất nước. Vấn đề quan trọng là nghiên cứu cơ sở lý luận và nguồn thu như thế nào cho khoa học, công bằng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đường bộ đầy đủ, kịp thờị

Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt nam” làm luận án nghiên cứu sinh với mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình để giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra ở trên. Nội dung chính của luận án đề cập những vấn đề sau:

- Khái quát một số vấn đề về khu vực công làm cơ sở để nghiên cứu nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Các vấn đề này bao gồm: Khái niệm về khu vực công, hoạt động kinh tế khu vực công, sự cần thiết phải can thiệp vào khu vực này của Chính phủ.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ bao gồm: nguyên tắc xác định các mức thu, cơ cấu chi phí xã hội biên, các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp, các nguồn thu ngoại ứng và thu khác.

- Rút ra bài học kinh nghiệm về nguồn thu từ người sử dụng đường bộ của các nước trên thế giớị

- Phân tích đánh giá thực trạng các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam.

- Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam, xác định nguồn thu trực tiếp, gián tiếp, ngoại ứng và thu khác và đề xuất ba nguồn thu mới là phí tải trọng trục, nguồn thu từ những cơ quan sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ, đặc biệt đề xuất một vấn đề mới, mang tính thời sự đó là nguồn thu từ những người gián tiếp sử dụng đường.

kiến nghị

Để tổ chức thực hiện các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ tác giả kiến nghị như sau:

1. Bổ xung vào Luật giao thông đường bộ: Quỹ đường bộ; Tư nhân hóa đường thu phí (Tác giả trình bày chi tiết tại phụ lục III)

2. Ban hành các thông tư hướng dẫn các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ và sử dụng nguồn thu nàỵ

+ Nguồn thu trực tiếp (Đường thu phí bao gồm: Đường cao tốc; Đường thông thường phải được xây dựng song song với tuyến đường cũ hoặc được xây dựng nhằm mục đích cùng với các mạng lưới giao thông khác để giải tỏa ùn tắc giao thông trong khu vực đô thị, đường do tư nhân đầu tư nhằm phục vụ du lịch, đường hầm).

+ Nguồn thu gián tiếp: Thuế nhiên liệu, Phí tải trọng trục, phí lưu hành…

+ Nguồn thu từ những ngoại ứng: Phí sử dụng đất, thuế chống ùn tắc giao thông, phí khắc phục ô nhiễm môi trường…

+ Nguồn thu từ các ngành sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ

3. Công khai các thông tin về các tiêu chuẩn, định mức về công tác bảo trì, xây dựng đường bộ, nguồn thu, chi từ người sử dụng đường bộ

4. Tổ chức tuyên truyền quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đường bộ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)