- Mục tiêu của mô hình là ước tính các nguồn thu đối với người sử dụng đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí của toàn bộ mạng lưới đường trong cả nước.
- Về nguyên tắc, để tối đa hóa phúc lợi xã hội, các nguồn thu đối với người sử dụng đường phải tương đương với chi phí xã hội biên ngắn hạn. Chi phí này gồm chi phí đầu tư, chi phí bảo trì mạng lưới đường bộ và các chi phí mà người sử dụng đường gây ra cho những người sử dụng đường khác và xã hội (chi phí ùn tắc giao thông, chi phí tai nạn và ô nhiễm môi trường).
- Nếu nguồn thu cân bằng với chi phí xã hội biên ngắn hạn sẽ dẫn đến thâm hụt về mặt tài chính, vì về lâu dài vẫn cần phải mở rộng, nâng cấp và xây dựng mớị Để giải quyết sự thiếu hụt về mặt tài chính, ngoài nguồn thu từ những người sử dụng đường, cần có sự đóng góp của những người tiếp cận với đường bộ vì họ cũng được hưởng lợi từ những con đường đó.
Vì vậy, phương án cấp vốn được đề xuất như sau:
+ Nguồn thu từ người sử dụng đường bộ sẽ trang trải toàn bộ chi phí bảo trì đối với mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh.
+ Nguồn thu từ người sử dụng đường bộ được trang trải toàn bộ chi phí biến đổi và một tỷ lệ chi phí cố định đối với mạng lưới đường huyện và đường đô thị.
+ Nguồn thu của địa phương (người hưởng lợi khi tiếp cận với đường bộ sẽ bù đắp sự thiếu hụt chi phí cố định đối với mạng lưới đường huyện và đường đô thị.
3.3.2. Xác định nguồn thu gián tiếp