nước trên thế giới
Ở các nước, cơ sở hạ tầng nói chung và mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng có sự tham gia đầu tư, khai thác, bảo trì từ nhiều thành phần kinh tế. Trước đây, qui định nguồn thu từ người sử dụng đường bộ chỉ áp dụng với các đối tượng sử dụng trực tiếp mạng lưới giao thông đường bộ như thu phí theo phương tiện vận tải (theo loại xe, trọng tải xẹv.v…). Sau một thời gian dài thực hiện, nguồn thu này không đủ khả năng đáp ứng nguồn kinh phí để bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ. Hậu quả là mạng lưới giao thông đường bộ xuống cấp, dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hộị Chính phủ các nước đã thay đổi quan điểm về các chính sách thuế, hình thức thu và đối tượng thụ Hình thức thu đã được chuyển sang thu gián tiếp bằng hình thức thu thuế theo phương pháp cân đối ngân sách Chính phủ đã dùng một phần hoặc toàn bộ phần thuế thu được từ các nguồn liên
quan đến việc sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ để bổ sung nguồn vốn bảo trì đường bộ.
Chính phủ trực tiếp thu các loại thuế, phí hoặc ủy quyền cho các cơ quan quản lý đường bộ theo phân cấp. Đồng thời, Chính phủ cũng điều hòa nguồn kinh phí thu được sau khi cùng cơ quan quản lý giao thông tính toán yêu cầu kinh phí và khả năng của ngân sách có thể đáp ứng được cho nhu cầu bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ cũng như dành một phần vốn cần thiết cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Nguồn thu từ người sử dụng đường bộ của các nước trên thế giới như sau:
1.3.1.1. Indonesia
Thời gian đầu, thu phí sử dụng các loại phương tiện không đủ để bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ. Sau đó Chính phủ đã điều chỉnh và bổ sung một số thuế.
- Thuế buôn bán nhiên liệu trong nước
- Tăng mức đăng ký phương tiện ô tô gấp 2 lần - Lập bảng thuế lũy tiến xe có trọng tải lớn
Qua điều chỉnh, phần kinh phí thu được từ lệ phí sử dụng đường bộ đã tăng lên trong tổng chi phí dành cho bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ hàng năm.[61] [38]
1.3.1.2. Philipin
Lệ phí sử dụng đường ô tô gồm 2 loại
- Thuế và lệ phí đăng ký sở hữu phương tiện, thuế nhập khẩu và thuế buôn bán phương tiện
- Thuế buôn bán xăng dầu, thuế nhập khẩu buôn bán xăm lốp, phụ tùng ô tô, thuế vận tải chung cho tất cả các mặt hàng vận chuyển.
Ngoài ra còn thu thuế xe chạy trên đường cao tốc. Nhờ các chính sách điều chỉnh và bổ sung kịp thời các loại thuế, phí mà năm 1986 tổng thu thuế,
phí đạt 7.608 triệu Peso, trong khi đó yêu cầu cho giao thông đường bộ là 5.981 triệu Pesọ [61] [38]
1.3.1.3. Malaysia
Chính phủ chú ý tạo nguồn kinh phí bảo trì mạng lưới đường bộ. Trong các loại thuế như đăng ký đầu xe ô tô các loại, bán phụ tùng săm lốp, thiết bị nhiên liệụ Chính phủ định ra thuế đặc biệt thu qua hàng nhập khẩu và thuế vận tải hàng hóa có liên quan đến giao thông đường bộ. Nguồn thu này chiếm trên 60% tổng số thuế phí dành cho đường bộ. Ngoài ra còn thu thuế đặc biệt với xe nặng. Kết quả các loại thuế trên trong năm 1997 là 2420 triệu Dollar Malaysiạ Trong khi đó chi phí cho bảo trì sửa chữa đường cần 1959 triệu Dollar Malaysia[61] [38]
1.3.1.4. Thailand
Chính phủ Thailand rất quan tâm đến việc thu thuế đối với các đối tượng sử dụng mạng lưới giao thông. Thu từ các tuyến đường quốc gia chiếm 70% kinh phí sửa chữa hàng năm. Thu gián tiếp qua thuế, xăng dầu chiếm 60%, thuế nhập khẩu xe và phụ tùng chiếm 28%.
Thuế, phí đường cao tốc từ Băng Cốc đến sân bay Quốc tế là 20 bạt ( xe con) và 30 bạt (xe tải, xe khách)
Kinh phí thu được từ các nguồn này lớn hơn nhiều so với nhu cầu chi phí cho sửa chữa bảo trì đường bộ hàng năm. [61] [38]
1.3.1.5. India
Chính phủ coi ngành vận tải ô tô là một ngành công nghiệp quan trọng tạo nguồn thu cho Ngân Sách, nguồn thu thông qua hệ thống thuế gồm: Thuế ô tô, thuế đăng ký phương tiện, thuế vận chuyển hàng hóa và hành khách, thuế vào thành phố, thuế nhập khẩu phương tiện, thiết bị phụ tùng ô tô, thuế xăng dầụ [61] [38]
Chính phủ hướng các xí nghiệp sản xuất đưa vào giá thành sản phẩm khoảng 20% dành cho phí sử dụng đường bộ. Chính phủ đầu tư khoảng 40% kinh phí đầu tư nâng cấp đường. Chính phủ đánh thuế cao vào các ô tô trọng tải lớn và nhữn đối tượng dân cư ở ven đường đô thị những người hưởng lợi trực tiếp từ những tuyến đường. Chính sách thuế của Chính phủ xuất phát từ những điểm tận thu từ những đối tượng sử dụng và hưởng lợi từ mạng lưới đường bộ. Kết quả là nguồn thu đã đảm bảo kinh phí cần thiết hàng năm cho bảo trì mạng lưới đường bộ. [61] [38]
1.3.1.7. Japan [61]
ạ Nguồn thu trực tiếp từ người sử dụng đường bộ
- Phân loại đường thu phí
+ Đường cao tốc bao gồm: đường cao tốc quốc gia, đường cao tốc đô thị. + Đường thông thường bao gồm: Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường thu phí đô thị. Hệ thống đường thông thường được xây dựng nhằm mục đích cùng với các mạng lưới giao thông khác để phục vụ giao thông giải tỏa ách tắc giao thông trong khu vực đô thị. Đường thu phí thông thường sẽ trở thành miễn phí và được chuyển giao cho chính quyền trung ương và địa phương quản lý khi các chi phí xây dựng, tiền lãi, bảo trì và chi phí vận hành sẽ được trang trải hết hoặc 30 năm sau kể từ ngày công trình được hoàn thành, có thể sớm hơn nếu chính quyền có thể đảm nhận được các chi phí bảo trì. Như vậy đường thu phí ở Nhật Bản thực sự là đường thương mại, người sử dụng đường bộ có quyền lựa chọn khi sử dụng đường bộ.
- Mức phí
Quyết định mức phí ở những con đường thu phí có liên quan chặt chẽ tới những nhân tố quan trọng như có thể thu được lợi từ việc xây dựng tuyến đường đó hay không, tuyến đường đó có được sử dụng có hiệu quả như một
tài sản công cộng hay không. Với ý nghĩa này mức thu phí và thời kỳ thu phí phải được Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông quạ
Mức phí được phân ra làm 5 loại trên cơ sở các loại xe cơ giới:
Xe cơ giới hạng nhẹ: 19,680 yên/Km (0,80), xe cơ giới thông thường: 24,600 yên/Km (1,00), xe cơ giới hạng trung: 26,076 yên/Km (1,06), xe cơ giới cỡ lớn: 38,130 yên/Km (1,55), xe cơ giới cỡ lớn đặc biệt: 67,650
yên/Km (2,75) (Trong ngoặc là các tỷ lệ so với xe cơ giới thông thường)
b. Nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ
Nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ ở Nhật Bản bao gồm các khoản sau:
- Thuế nhiên liệu: Thuế xăng 53,8 yên/lít, thuế dầu diesel: 32,1 yên/lít, thuế ga : 17,5 yên/kg,
- Thuế lưu hành chia làm 2 loạị
+ Thuế tính theo trọng tải xe : Xe khách: 6300 yên/năm/0,5 tấn, xe tải nhẹ (nhỏ hơn 2,5 tấn) 4400 yên/năm/ tấn, xe hàng hóa khác 6300 yên/năm/ tấn, xe máy hai bánh 2500 yên/năm/ tấn.
+ Thuế tính theo dung tích đối với xe nhẹ [61], [32, tr V-1 đến V-8].
1.3.1.8. China [61]
ạ Phân loại đường thu phí
- Đường thu phí hoàn vốn là đường do ngành chủ quản giao thông, chính quyền địa phương cấp huyện trở lên sử dụng vốn vay, vốn góp để xây dựng, nâng cấp để thu phí.
- Đường thu phí kinh doanh là đường do tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xây dựng và khai thác.
b. Mức thu phí được phân làm 5 loại như sau: Xe dưới 2 tấn: 0,35 NDT/km, xe từ 2 đến dưới 5 tấn: 0,55 NDT/km, xe từ 5 đến dưới 10 tấn: 0,90 NDT/km, xe từ 10 đến dưới 15 tấn: 1,10 NDT/km, xe từ 15 đến dưới 20 tấn:
1,30 NDT/km (Quyết định giá thu phí do Chính quyền tỉnh phê duyệt theo thống nhất của 3 ngành Giao thông, Tài chính, Vật giá).
1.3.1.9. Lao [38]
Từ năm 2001 đã có quyết định thành lập quỹ bảo trì đường bộ, mục đích của Quỹ này huy động các khoản đóng góp từ người sử dụng đường bộ để đảm bảo nguồn vốn bảo trì mạng lưới đường bộ đầy đủ kịp thờị
* Nguyên tắc cấp vốn của quỹ bảo trì đường bộ: Cấp cho quốc lộ 90%, còn lại dành cho địa phương 10% để bảo trì đường tỉnh, huyện, đô thị và đường nông thôn.
* Nguồn của Quỹ bảo trì đường bộ:
+ Thu trực tiếp phương tiện qua trạm thu phí.
+ Thu gián tiếp qua: Nhiên liệu, phí trọng tải xe nặng thu hàng năm, phạt quá cảnh ( Phí quá cảnh quốc tế, đóng góp từ các tổ chức trong và nước ngoài).
1.3.1.10. Korea
Để có nguồn tài chính cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Chính phủ đó tận dụng tối đa nguồn thu thuế: Thuế nhiên liệu, thuế tiêu thụ phương tiện, đăng ký phương tiện.
Một trong những nguồn thu lớn để đầu tư phát triển giao thông vận tải là thuế xăng dầụ Chỉ có Chính phủ Hàn Quốc được quyền thu thuế xăng dầụ Thuế xăng bằng khoảng 200% giá bán của nhà sản xuất, thuế dầu diezel bằng khoảng 60% giá bán của nhà sản xuất.
Hàn Quốc còn áp dụng một số chính sách bổ trợ nhằm làm cho việc cung cấp kết cấu hạ tầng được tối ưu hóạ Đó là chính sách thu phí đối với ô tô đi vào khu vực dễ gây ùn tắc giao thông, hạn chế việc sử dụng xe con tư nhân vào những ngày “ chẵn và lẻ”, thu phí sử dụng đường phân theo tải trọng trục các loại xẹ Thu thuế để bảo vệ môi trường được tính như sau: Xăng không chì: 94.5 KRW/lít; Diesel: 23.3 KRW/lít [61] [38]
1.3.1.11. Singapore
Các khu trung tâm thành phố, ô tô ra vào khu vực này vào những giờ cao điểm phải trả một khoản phí nhất định để tránh ùn tắc giao thông và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Singapore đã tiên phong đề ra chế độ thu phí đường bộ chống ùn tắc và kết quả đó giảm được lưu lượng ô tô ở đô thị. Đây là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết nạn ùn tắc và bắt đầu từ 1/9/1998 Singapore đó đưa vào sử dụng 27 điểm thu phí đường tự động hoàn toàn (cổng thu phí ERP), hệ thống thu phí đường điện tử, tự động vận hành không cần phải có vé, hóa đơn hay người điều hành tại trạm thu phí. Việc này cũng làm giảm ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm và ở khu vực trung tâm thành phố. [61] [38]
1.3.1.12. The United States
Hiện nay trên một nửa số đường cao tốc của Mỹ, mỗi ngày đều xảy ra ùn tắc hai lần vào giờ cao điểm. Để giảm thiểu tình hình ùn tắc, Mỹ cũng đang áp dụng mức thu phí giờ cao điểm là 2,7 dollar Mỹ, ngoài giời cao điểm mức thu phí giảm xuống còn 0,5 dollar Mỹ.
Thu phí áp dụng là giá biến đổi theo sự ùn tắc, việc định giá này là áp dụng các mức giá khác nhau cho các thời điểm khác nhau trong ngày, cho các đối tượng khác nhaụ Ví dụ ở bang Florida giảm giá 50% cho 30 phút trước và sau giờ cao điểm. Các làn đường cao tốc SR91 là công trình đầu tiên tận dụng được thế mạnh của các trạm thu phí hoàn toàn bằng điện tử, đây là công trình sử dụng việc định giá thực sự năng động: phí có thể thay đổi 6 phút một, đáp ứng mật độ giao thông trên các làn đường này trong điều kiện thông thoát theo đúng chính sách của Bang. [61] [38]
1.3.1.13. Britain
Chương trình thu phí ùn tắc được áp dụng ở trung tâm Luân Đôn (một thành phố có 8 triệu dân và có tình trạng ùn tắc giao thông lớn) làm giảm lưu
lượng giao thông và giúp làm giảm số lượng các tuyến đường bộ bị ùn tắc. Chương trình cũng làm tăng nguồn thu để tái đầu tư vào các hệ thống giao thông của thủ đô. Khu vực áp dụng thu phí là một vùng có diện tích 21km2 nằm trong phạm vi đường vành đai trong, phần trung tâm nhất và ùn tắc nhất của Luân Đôn. Việc thu phí áp dụng trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 18 giờ 30 từ thứ hai đến thứ sáu, không thu phí vào những ngày nghỉ công cộng. Các lái xe ô tô đi vào vùng phải thu phí phải trả một mức phí đồng hạng là 5 bảng Anh, họ có thể trả trước hoặc vào ngày đị Những người không trả có trách nhiệm nộp phạt tới 120 bảng Anh. [61] [38]