Xác định nguồn thu gián tiếp

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 109 - 110)

Trong chương một đã đề cập đến việc thiết lập các mức thu từ người sử dụng đường bộ theo nguyên tắc mức thu phải bằng chi phí xã hội biên, nghĩa là người sử dụng phải trang trải đầy đủ các chi phí đầu tư, bảo trì và các chi phí ngoại ứng khác.

ở Việt Nam, ưu tiên cao nhất của Chính phủ đối với ngành giao thông vận tải là khôi phục và hiện đại hóa hệ thống đường bộ. Để đạt được mục đích này, chương trình đầu tư công cộng tập trung vào công việc cải tạo, mở rộng và xây dựng mới mạng lưới đường bộ quốc gia và các đường tỉnh. Tác động lâu dài và khả năng duy trì việc cố gắng khôi phục và hiện đại hóa mạng lưới đường hiện nay ở tất cả các cấp sẽ phụ thuộc vào một hệ thống bảo trì đường có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác bảo trì mạng lưới đường bộ ở nước ta thật sự chưa được quan tâm đúng mức. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì cơ sở hạ tầng đường bộ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, lưu lượng xe cộ hiện nay trên hầu hết các tuyến đường còn rất thấp, khả năng thu hồi vốn đầu tư là không thể thực hiện được.

Vì vậy, việc xác định các nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ, nhằm cung cấp đủ vốn cho công tác bảo trì mạng lưới đường hiện tại và tương lai, có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết. Để xác định các nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ, tác giả áp dụng “Mô hình xác định các nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ” thuộc bản quyền của Ngân hàng thế giới do Ian G.Heggie đề xuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)