Các vấn đề sau đây sẽ trình bày cơ sở khoa học của nguyên tắc xác định các mức thu từ người sử dụng đường bộ.
1.2.2.1. Mô hình thị trường cạnh tranh và hiệu quả của nó
Thị trường là tập hợp những người mua và người bán. Họ tác động qua lại lẫn nhau đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ.
Điểm chung nhất của các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Nhà sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận, còn người tiêu dùng muốn tối đa hóa sự thỏa mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ hàng hóa hay dịch vụ mà họ muạ Lợi ích hay sự thỏa mãn của người tiêu dùng là một khái niệm trừu tượng để chỉ sự thích thú chủ quan, tính hữu ích do tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ mà có. Chúng ta không thể đo lường lợi ích và lợi ích biên bằng một đơn vị vật lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng giá cả để đo lợi ích biên của người tiêu dùng. Nếu lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hóa-dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn, khi lợi ích biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đị Vì vậy, đường cầu D cũng chính là đường thể hiện lợi ích biên của (người sử dụng đường) người tiêu dùng. (Hình 1.3)
Tổng lợi ích của người tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc tọa độ đến điểm cân bằng QE, tức là diện tích OBEQE. Còn thặng dư tiêu dùng phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng hàng hóa - dịch
vụ so với chi phí bỏ ra để thu được lợi ích đó.
Người tiêu dùng là người muốn tối đa hóa lợi ích nên họ sẽ tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ cho đến khi lợi ích biên của đơn vị hàng hóa - dịch vụ cuối cùng bằng với giá. Người tiêu dùng không mua hàng hóa - dịch vụ nhiều hơn QE. Vì lợi ích biên của những đơn vị hàng hóa này nhỏ hơn mức giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu giá dùng chúng. Người sản xuất sẽ tối đa hóa lợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hóa - dịch vụ cho thị trường đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, đường chi phí cận biên cũng chính là đường cung của nhà sản xuất (Hình 1.4.) P CS B PE E O Q E Q Hình 1.3. Thặng dư tiêu dùng D
Tổng chi phí sản xuất bằng diện tích nằm dưới đường cung từ gốc tọa độ đến sản lượng cân bằng QE tức diện tích OAEQE . Thặng dư sản xuất: xuất hiện do người sản xuất nhận được nhiều hơn mức chi phí họ đã bỏ rạ Tổng thặng dư sản xuất được thể hiện bằng diện tích tam giác APEE (hình 1.4.)
Bây giờ ta xét trên quan điểm của toàn xã hội: Tổng lợi ích xã hội (TSB) cũng được xác định bằng tổng cộng sự sẵn lòng chi trả của các cá nhân người tiêu dùng trong toàn xã hội cho việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ và được biểu thị bằng diện tích nằm dưới đường cầu từ góc độ đến sản lượng cân bằng, tức TSB là diện tích OBEQE trên hình 1.5
Tổng chi phí xã hội (TSC) của việc sản xuất một hàng hóa - dịch vụ được xác định bằng tổng chi phí tất cả các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra hàng hóa - dịch vụ đó. Hình 1.4. Thặng dư sản xuất P A PE E O QE Q S PS
Trên đồ thị 1.5. Tổng chi phí xã hội được biểu thị bằng diện tích nằm dưới đường cung từ gốc độ tọa độ đến điểm sản lượng cân bằng (TSC) là diện tích của OAEQE.
Chúng ta có thể xác định lợi ích ròng xã hội (NSB) của việc sản xuất và tiêu dùng một hàng hóa - dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí xã hộị NSB = TSB - TSC Hình 1.5. Lợi ích ròng xã hội P A P E E O QE Q S = MC PS D = MB B CS
Như vậy lợi ích ròng xã hội chính là tổng số thặng dư người tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS).Trong đồ thị (1.5.) Ta có thể chứng minh được rằng tại mức sản lượng cân bằng QE và giá cân bằng PE lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay còn gọi là phúc lợi xã hội lớn nhất. Nếu hoạt động kinh tế ở bất cứ mức sản lượng lớn hoặc nhỏ hơn sản lượng cân bằng đều làm cho lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn diện tích ABẸ Dưới những điều kiện nhất định điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh là điểm có tính hiệu quả Paretọ Từ đây chúng ta rút ra kết luận rằng trong thị trường cạnh tranh, ở mức sản lượng cân bằng giá cả (lợi ích biên) đúng bằng chi phí biên:
P = MB = MC (1.1)
1.2.2.2. Các ngoại ứng
Nói đến hiệu quả Pareto là nói đến tối đa hóa lợi ích ròng xã hội (tối đa hóa phúc lợi xã hội). Chúng ta đo lợi ích xã hội như là tổng số lợi ích tư nhân biên, chúng ta cũng đo chi phí xã hội như là tổng số chi phí tư nhân biên. Khi định nghĩa lợi ích xã hội và chi phí xã hội theo cách đó, ta giả định rằng mỗi giao dịch cá nhân chỉ ảnh hưởng đến lợi ích hoặc chi phí đối với các thành viên tham gia vào giao dịch đó. Tuy nhiên, khi có các ngoại ứng, giả định này không còn đúng nữạ Các ngoại ứng tạo ra những lợi ích hoặc chi phí cho “đối tượng thứ ba” mà không qua thị trường, do đó nó không phản ánh qua giá cả. Hậu quả của sự chênh lệch về lợi ích và chi phí đó dẫn đến tính không hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, khi xem xét đến giao dịch nào trên thị trường phải đứng trên quan điểm xã hội, nghĩa là để đo mức độ hiệu quả đó phải xem xét đến lợi ích và chi phí xã hội biên. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực giao thông vận tải: trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả cũng rút ra hai nguyên tắc sau đây về mức thu từ người sử dụng đường:
- Nguyên tắc thứ nhất là mức thu từ người sử dụng đường trực tiếp hoặc gián tiếp phải cân bằng với chi phí xã hội biên để sản xuất ra chúng.
- Nguyên tắc thứ hai là cơ cấu chi phí xã hội biên và sự biến đổi của nó phải tương ứng với cơ cấu mức thu và sự biến đổi của mức thụ Có nghĩa là khoản mục chi phí nào cố định hoặc biến đổi thì khoản mục thu cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đó.