Phân tích cơ cấu chi phí xã hội biên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 34 - 38)

1.2.3.1. Phân loại chi phí xã hội biên

Chi phí xã hội biên là các chi phí mà người sử dụng đường phải chi trả. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà tiến hành phân loại cho phù hợp. Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, tác giả phân chia chi phí xã hội biên ra thành ba nhóm:

ạ Chi phí công cộng là những chi phí cung ứng mạn lưới đường, nó bao gồm: chi phí xây dựng và chi phí bảo trì (bảo trì thường xuyên và sửa chữa định kỳ) mạng lưới đường bộ...

b. Chi phí cộng đồng là những chi phí mà người sử dụng đường gây ra nhưng xã hội phải hoàn toàn gánh chịụ Các chi phí này bao gồm: chi phí tai nạn giao thông và chi phí ô nhiễm môi trường.

c. Chi phí của từng cá nhân sử dụng đường là chi phí này là những chi phí tăng thêm khi sử dụng đường quá mức gây rạ Nó bao gồm chi phí khai thác vận tải và chi phí thời gian đã được qui đổi ra tiền.

1.2.3.2. Phân tích cơ cấu chi phí xã hội biên

Mục đích của việc phân tích là xem xét các chi phí cấu thành nên chi phí xã hội biên sẽ thay đổi như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi đó, làm cơ sở để phân bổ chi phí cho từng loại xe khi tham gia giao thông. Dưới đây sẽ phân tích chi tiết các chi phí nàỵ

ạ Chi phí công cộng

- Chi phí đầu tư, khi thiết kế và xây dựng một con đường mới, các nhà thiết kế phải căn cứ vào lưu lượng xe qui đổi trong tương lai, để xác định tiêu

chuẩn kỹ thuật của con đường đó. Trọng tải xe càng lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật càng caọ Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến thì 17,5  20% chi phí đầu tư được phân bổ cho các xe có trọng tải lớn hơn 3,5 tấn và xe khách. Phần còn lại của chi phí đầu tư là một hàm số của lưu lượng giao thông dự kiến trong tương lai và được phân bổ theo những quãng đường xe chạy và theo đầu xe đã được qui đổị (xem Bảng 1.1)

Bảng 1.1. Hệ số qui đổi từ các loại xe ra xe con (Tiêu chuẩn Việt Nam) Loại xe Xe đạp Xe máy Xe con Xe tải có 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt lớn Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc Hệ số qui đổi ra xe con 0,2 0,3 1,0 2,0 2,5 4,0

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam 4045-2005 Thiết kế đường ô tô)

Thời kỳ đầu đưa vào khai thác, lưu lượng xe rất thấp so với công suất thiết kế, nên đường cầu nằm dưới chi phí trung bình. Mặt khác các nhà thiết kế đều dựa vào lưu lượng xe trong tương lai để xác định công suất của tuyến đường. Cả hai lý do nêu trên dẫn đến khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất khó khăn. Trong trường hợp như vậy, lượng thiếu hụt sẽ được bù đắp bởi ngân sách nhà nước hoặc từ lợi ích của địa phương mà tuyến đường đó mang lại [74]; [75]. Tuy nhiên, xét về dài hạn, lưu lượng xe ngày càng tăng, nên các chi phí trên có thể bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu tư.

- Chi phí bảo trì là các chi phí phụ thuộc trực tiếp vào việc sử dụng đường. Nó phụ thuộc vào ba chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Tổng số km xe chạy: chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng đường. + Tổng trọng tải của xẹ

+ Tải trọng trục.

Hai chỉ tiêu sau nói đến mức độ phá hoại nền đường. Tải trọng xe, tải trọng trục càng lớn mức độ phá hoại nền đường càng caọ

Trong chi phí bảo trì được phân ra hai loại: chi phí bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ. Mỗi loại chi phí lại được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổị Toàn bộ chi phí cố định của cả hai loại được trang trải hoặc bằng toàn bộ phí sử dụng đường hoặc một phần phí sử dụng đường, phần còn lại được trang trải bởi sự đóng góp của địa phương. Còn chi phí biến

đổi của bảo trì thường xuyên phụ thuộc vào quãng đường xe chạy, chi phí biến đổi của sửa chữa định kỳ phụ thuộc vào tải trọng trục.

b. Chi phí cộng đồng

Chi phí cộng đồng là những chi phí do những người sử dụng đường gây ra mà xã hội phải gánh chịụ Chi phí cộng đồng được chia ra thành hai nhóm: chi phí tai nạn giao thông và chi phí ô nhiễm môi trường.

- Chi phí tai nạn giao thông

Chi phí tai nạn giao thông phụ thuộc vào số lượng tai nạn, mức độ nghiêm trọng của nó và mức đóng bảo hiểm. Số lượng tai nạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song tác giả chỉ đề cập đến các yếu tố có liên quan đến luận án. Nhìn chung số lượng tai nạn là một hàm số quãng đường xe chạy và địa điểm (điểm đen) xảy ra tai nạn.

- Chi phí ô nhiễm môi trường, nói đến ô nhiễm môi trường do phương tiện vận tải ô tô gây ra, là một vấn đề rất phức tạp, cần phải nghiên cứụ Ở đây tác giả chỉ đề cập đến lượng phát thải ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng với các chất P, CO2, HC, SO2, NOX và khói bụị Lượng phát thải có thể đo trực tiếp ở những nơi đông dân mà phương tiện vận tải chạy qua như thị trấn, thị xã, thành phố và các khu vực dân cư sống hai ven đường. Lượng phát thải càng lớn, chi phí ô nhiễm càng lớn. Chi phí này phụ thuộc vào quãng xe chạy, loại xe sử dụng và địa điểm.

c. Chi phí của người sử dụng đường là do người sử dụng đường gây ra và chính họ phải gánh chịụ Tuy nhiên xét trên quan điểm xã hội thì chi phí đó là một tổn thất. Lượng tổn thất này phụ thuộc vào quãng đường xe chạy, quãng đường ùn tắc càng dài, chi phí này càng lớn. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào không gian chiếm dụng đường nghĩa là phụ thuộc vào kích cỡ xẹ

Từ kết quả phân tích ta nhận thấy rằng: chi phí xã hội biên bao gồm nhiều khoản mục chi phí và mỗi khoản mục chi phí lại phụ thuộc vào các nhân tố khác nhaụ

Tuy nhiên, chúng có thể ghép lại với nhau thành hai chi phí như: Các chi phí cố định không phụ thuộc trực tiếp vào việc sử dụng đường và các chi phí phụ thuộc sử dụng đường.

Nhóm các chi phí không phụ thuộc vào việc sử dụng đường, nó là một hàm của số lượng xe hoặc của các nhóm xe cụ thể bất kể chúng có hoạt động hay không, hoạt động nhiều hay ít. Nếu các chi phí này được định lượng khá cao thì chúng có thể bù đắp được cho chi phí đầu tư. Vì vậy việc phân bổ chi phí cho từng đầu xe nên theo nguyên tắc sau:

- Một phần vốn đầu tư phân theo những xe có tải trọng lớn. - Phần còn lại phân theo số xe qui đổị

Nhóm các chi phí phụ thuộc trực tiếp vào việc sử dụng đường, nếu phương tiện không hoạt động, các chi phí này sẽ bằng không. Các chi phí của nhóm này phụ thuộc trước hết vào quãng đường xe chạy, tổng trọng tải của xe, tải trọng trục và một vài yếu tố khác. Việc phân bổ chi phí theo từng đầu xe phải dựa vào các yếu tố trên.

Kết quả phân tích trên đây làm cơ sở cho việc xác định các nguồn thu và phân bổ chúng cho từng đầu xẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)