Đặc điểm và phân bố

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 154 - 156)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

1. Đặc điểm và phân bố

Nước ta có nhiều loai khỉ dùng làm thuốc. Nhưng phổ biến nhất có loài khỉ vàng - Macaca mullatta, loài này sống trên cây, có chân tay phát triển thích nghi để cầm, nắm, có ngón cái chụm lại được với các ngón tay khác. Có túi má dùng để chứa thức ăn tạm thời trước khi nhai kỹ và nuốt, răng 32 chiếc. Có chai mông phát triển. Chai mông là phần da không có lông, hóa sừng ở hai mông dùng làm chỗ tựa khi ngồi.

Mặt không có lông, toàn thân có lông màu vàng nâu, ngắn, phía bụng có lông màu nhạt hơn. Khỉ vàng, khỉ nước, khỉ cộc gặp phổ biến ở các vùng núi và trung du. Khỉ vàng, khỉ nước ở các đảo.

Khỉ vàng sống ở các nơi rừng thưa, cây cao nhiều tầng, đặc biệt ở các vùng núi đá vôi tiếp giáp với suối, sông, biển.

Khỉ nước sống ở các vùng rừng núi đá, đất cao. Có đảo nuôi khỉ ở Quảng Ninh.

2. Bộ phận dùng

- Thịt và xương khỉ. - Xương khỉ.

- Hầu táo (sỏi mật, hầu đan, hầu tử táo). - Huyết lình (máu của khỉ chảy ra khi đẻ).

3. Thành phần hóa học

Ít thấy tài liệu nghiên cứu. Gần đây thấy trong cao khỉ có 16% nitơ toàn phần, 0,85% acid amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 0,02% Ca, 0,03% phosphat.

Mật khỉ vàng và một số khỉ khác chứa acid cholic, a.chenodesoxychlic, a.desoxychlic, a.lithochlic và một số dạng kết hợp của taurin, glysin.

4. Công dụng, liều dùng

Toàn bộ con khỉ (trừ ruột, gan, dạ dày) dùng để nấu cao toàn tính. Là thuốc bổ toàn thân, dùng cho người kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, gầy yếu, da xanh vàng.

Dùng ngày 5 -10g ngậm từng miếng nhỏ hay ngâm rượu, thêm mật ong cho ngọt.

- Sỏi mật là thuốc giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm. Ngày uống 0,2 – 0,3g dưới dạng thuốc bột. - Huyết linh là thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh, cho trẻ em gầy yếu, chậm lớn. Dùng dưới dạng thuốc bột hay ngâm rượu, liều dùng 1- 2g/ngày.

Cao xương khỉ là thuốc bổ máu, bổ toàn thân, dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao vàng vọt.

HỔ

Tên khoa học: Panthera tigris L. Họ Mèo (Felidae). Hổ còn gọi là cọp, hùm, beo, ông ba mươi.

Hình 10.5. Hổ Panthera tigris L

1. Đặc điểm và phân bố

Trong họ mèo, hổ là loài động vật to, khỏe nhất. Đầu to, tròn, cổ ngắn, tai nhỏ, ngắn. 4 chân to, khỏe, móng rất sắc và nhọn, đuôi dài bằng nửa thân. Thân dài từ 1,5 - 2m, đuôi dài 1m, trọng lượng trung bình 1 con hổ 150 - 200kg, có thể tới 300kg. Lông hổ màu vàng, có vằn đen phía bụng và phía chân có lông trắng, vạch đen, chân trước có đốm hơn chân sau. Hổ ăn các động vật như hươu, nai, lợn, chó, trâu, bò và ăn cả người.

Hổ sống ở các nước: Liên Xô, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Lào.

Mỗi con có thể đẻ từ 2 – 4 con. Sau 3–4 năm thì trưởng thành. Hổ thường sống một mình ở các vùng rừng núi nhiều cỏ tranh. Đến mùa sinh sản mới sống cặp đôi. Khi có con chúng sống với con đến khi con trưởng thành. Ở Việt Nam chúng sống ở rừng núi, các đảo Đông Bắc.

2. Bộ phận dùng

Con hổ có giá trị kinh tế cao: - Thịt hổ ăn ngon và bổ.

- Da hổ thuộc để trang trí hay nhồi thành hổ mẫu. - Xương hổ (hổ cốt – Ostigris) dùng để làm thuốc.

3. Thành phần hóa học

Xương hổ chứa calci phosphat và protid.

Trong cao hổ nguyên chất chứa từ 14 – 17% nitơ toàn phần, 0,6 – 0,7% acid amin 20 – 26% độ ẩm, 2,6% độ tro, Cl tính bằng acid clohydric 0,7%, As 5 phần triệu, Ca 0,08%, P…

4. Công dụng và liều dùng

Xương hổ là vị dược liệu rất quý được nhân dân dùng chữa bệnh đau xương. Tê thấp, đau nhức cơ thể; còn dùng làm thuốc cảm gió, điên cuồng, có khi dùng làm thuốc bổ.

Người huyết hư hỏa thịnh không dùng được.

- Liều dùng: dùng trung bình 10 – 30g xương/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu, 4 – 6g hổ cốt cao hay hơn.

GẤU

Ở Việt Nam có mấy loại gấu:

Gấu ngựa – tên khoa học: Selenarctos thibetanus G.Cuvier Gấu chó – Ursus aretos lisiotus Gray.

Họ gấu – Ursidae.

Hình 10.6. Gấu Selenarctos thibetanus G.Cuvier

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)