Bộ phận dùng chế biến và bảo quản

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 94 - 95)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

3. Bộ phận dùng chế biến và bảo quản

Quả dùng để ăn.

Vỏ rễ, vỏ thân (Cortex Granati). Vỏ quả.

Chế biến:

Vỏ rễ: đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi khô hoặc sấy khô. Vỏ thân: bóc lấy vỏ, đem phơi hay sấy khô.

Vỏ quả: khi còn tươi, bỏ màng trong, thái mỏng phơi sấy khô.

Vỏ rễ lựu là những miếng không đều, cong hình lòng máng hay cuộn thành ống kích thứơc thay đổi, dày khoảng 1mm. Mặt ngoài xám vàng có những vảy bần to, đôi chỗ bị nứt nẻ. Ở vỏ thân mặt ngoài đôi khi nhẵn, thường mang bì khổng và địa y.

Mặt trong nhẵn màu vàng xanh hơn. Vết bẻ không có xơ, màu vàng nhạt. Cắt ngang thấy vùng libe có nhiều vân ngang và dọc chia thành ô vuông rất đặc sắc. Không có mùi, vị chát sau hơi dắng.

4. Thành phần hóa học

Vỏ rễ, vỏ thân và cành của cây lựu chứa khoảng 0,3 – 0,7% alcaloid toàn phần: Alcaloid chính là pseudopelletierin

Ngoài ra, trong tất cả các bộ phận của cây lưu còn chứa các chất triecpen tự do và một ít các chất sterin; ở lá có 0,45% acid urolic, 0,2% acid betulic và β - sitosterin; ở vỏ quả có 0,6% acid urolic; hạt có β - sitosterin và 17 phần triệu oestron.

5. Tác dụng dược lý

Tanin là chất có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh.

Muối isopelletierin, có tác dụng tẩy sán, với nồng độ 1/10000 làm sán chết trong 5 – 10 phút. Có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp; liều nhỏ tăng co bóp cuả tim ếch cô lập, liều lớn có tác dụng ức chế. Liều DL50 tiêm vào tĩnh mạch thỏ 0,3g/kg thể trọng thấy hưng phấn chút ít rồi co quắp cơ, sau liệt hô hấp rồi chết.

Trong số các alcaloid ở vỏ lựu, chỉ có isopelletirein mới có tác dụng chữa sán. Nước sắt vỏ quả lựu pha loãng có tác dụng ức chế vi khuẩn Bacillus diphtheriae, cầu khuẩn Staphylococus aureus,

6. Công dụng và liều dùng

Làm thuốc chứa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng). Có thể dùng vỏ rễ, vỏ thân hoặc alcaloid đã chiết ra dưới dạng tinh khiết, nhưng vì các alcaloid tinh khiết độc nên thường dùng dạng nước sắc dược liệu do alcaloid kết hợp với tanin thành hợp chất ít tan, tác dụng đối với sán ở trong ruột. ít làm mệt cơ thể. Tuy nhiên uống vỏ hơi khó uống. Dùng vỏ mới đào vì vỏ tươi có nhiều alcaloid tác dụng mạnh, nhiều tác gải cho rằng vỏ khô hiệu lực giảm. Ngày dùng 20 – 60g, dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, còn dùng nước sắc vỏ rễ và vỏ thân cây ngân chữa đau răng.

Nước sắc vỏ quả dùng chữa lỵ, bạch đới, chứa kinh nguyện quá nhiều; ngày dùng 15 – 30g. Người ta thường dùng nước sắc vỏ quả ngậm và súc miệng chữa viêm amidan.

Cau

Tên khoa học cuả cây cau nhà – Areca catechu L., họ Cau – Arecaceae

Hình 6.7. Cây cau, Quả Cau: (Areca catechu L)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)