TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 36 - 37)

Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn.

- Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn...

- Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất và một số cây thuộc họ nhân sâm khác.

- Saponin làm tăng sự thấm của tế bào, sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital.

- Một số saponin có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

- Một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm.

- Nhiều saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể)

- Saponin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid. - Digitonin dùng để định lượng cholesterol.

- Một số nguyên liệu chứa saponin dùng để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.

CAM THẢO

Radix Glycyrrhizae

Hình 3.4. Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae). Rể cam thảo

Chi Glycyrrhiza có nhiều loài và thứ khác nhau. Dược điển Việt Nam quy định dùng 2 loài:

Glycyrrhiza glabra và Glycyrrhiza uralensis fisher, họ đậu -Fabaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt, loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và có lông cứng.

Địa lý: được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô cũ,

Hungari...

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)