DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN CHẤT MONOTERPEN

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 122 - 123)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN CHẤT MONOTERPEN

CÁC DẪN CHẤT MONOTERPEN

Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế

Mục tiêu của chương:

Sau khi học chương Dược liệu chứa tinh dầu có thành phần chính là các dẫn chất Monoterpen, sinh viên phải biết được:

Định nghĩa về tinh dầu, qua đó phân biệt được giữa tinh dầu và các chất thơm tổng hợp, giữa tinh dầu và chất béo (Lipid). Phương pháp kiểm nghiệm một dược liệu chứa tinh dầu. Phương pháp kiểm nghiệm một tinh dầu. Công thức 16 thành phần chính của tinh dầu. Những dược liệu chứa tinh dầu giàu thành phần các dược liệu.

Số tiết: 5 tiết Hình: 19 Bảng: 0

Tóm tắt nôi dung chương:

1.Trình bày được 20 dược liệu với nội dung cụ thể sau.. Chanh. Cam, Quýt, Bưởi, Sả, Thảo Quả, Mùi, Bạc Hà, Thông, Long Não, Sa Nhân, Tràm, Bạch Đàn, Dầu Giun.

Những dược liệu chứa tinh dầu có thành phần chính là các dẫn chất Sesquiterpen Gừng, Hoắc Hương.

Dược liệu chứa tinh dầu có thành phần chính là các dẫn chất có các nhân thơm: Đinh hương, Hương Nhu Tía, Đại Hồi, Quế.

2. Tên Việt Nam.

3. Tên khoa học của những loại chinh trên thế giới và những loài phân bố ở Việt Nam. 4. Đặc điểm thực vật và phân bố.

5. Bộ phân dùng: - Để làm dược liệu. - Cất tinh dầu.

6. Thành phần hóa học:

- Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu (theo qui định của DĐVN 1949).

- Tên hàm lượng, thành phần chính (qui định về hàm lượng của DĐVN II hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế khác).

7. Công dụng: - Của dược liệu. - Của tinh dầu

Câu hỏi ôn tập chương:

1. Đặc điểm thực vật và phân bố của các dược liệu có trong chương? 2. Cách trồng và thu hái các dược liệu đó?

3. Bộ phận dùng và công dụng của các dược liệu đó? Tài liệu sinh viên cần tham khảo:

1. GS TS. Đỗ Tất Lợi 1992

- "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" NXBKHKT. - Tinh dầu Việt Nam 1985 NXB Y học.

2. Vũ Ngọc Lộ 1996. Những cây tinh dầu Việt Nam. NXBKHKT Hà Nội.

3. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 2001.Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tập I.

4. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học.

Giải thích thuật ngữ: khái niệm "Tinh dầu" có mùi thơm, không tan trong nước. Tan trong dung môi hữu cơ. Bay hơi. Cất kéo hơi nước.

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN CHẤT MONOTERPEN MONOTERPEN

CHANH

Tên khoa học: Citrus limonia Ospeck Họ Cam – Rutaceae

Hình7.1. Chanh (Citrus limonia Ospeck)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây nhỡ, lá mọc so le, mép có khía răng cưa. Hoa trắng mọc riêng lẻ, hoặc thành chùm 2 – 3 hoa. Quả hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng nhạt, vị chua.

Có nhiều giống loài chanh:

+ Chanh giấy: vỏ quả mỏng, được trồng phổ biến. + Chanh núm: quả có núm, vỏ dày.

+ Chanh tứ thời: ra hoa và quả quanh năm. + Chanh đào: vỏ quả vàng đỏ, ruột đỏ, vị thơm.

Chanh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Các vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi, Mỹ, Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Theo thống kê của tổ chức FAO, năm 1988, sản lượng chanh trên toàn thế giới khoảng 6 triệu tấn/năm. Ở Đông Nam Á, nước sản xuất nhiều nhất là Thái Lan (53.600 tấn/ năm).

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)