Thànhphần hoá học của nhựa lô hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 63 - 67)

Các dẫn chất anthranoid.Đây là thành phần có tác dụng của lô hội gồm: - Aloe emodin, -Barbaloin, chiếm 15-30% là thành phần chính của nhựa lô hội.

3. Tác dụng và công dụng

Nhựa lô hội với liều nhỏ: 0,02-0,06g là thuốc bổ giúp tiêu hoá vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thông mật. Liều trung bình: 0,20-0,40g có tác dụng nhuận tràng. Liều 0,20- 0,50g có tác dụng tẩy xổ. Vì tác dụng chậm nên dùng sau bữa ăn chiều để có tác dụng vào sớm hôm sau. Có tác dụng phụ: gây xung huyết ở ruột già và co bóp tử cung nên người bị trĩ và phụ nữ có thai thì không được dùng. Liều cao có thể gây nguy hiểm.

Ơ Lên Xô cũ có dùng nước ép lô hội để rửa vết thương có mủ. Một số bệnh ngoài da. Dịch ép lá phối hợp với dầu thầu dầu và tinh dầu bạch đàn làm thành nhủ để bôi ngoài da khi da bi tổn thương như bỏng do bức xạ. Ơ Liên Xô cũ còn dùng lá non để ở tối và lạnh để chế philatôp. Dịch lá tươi lô hội có tính kháng khuẩn lao invitro.

Trong mỹ phẩm cao lá lô hội do tính chất giữ ẩm nên được dùng làm kem chống nắng, kem phấn bôi mặt, thuốc mỡ làm lành sẹo.

DIẾP CÁ

Herba Houttuyniae

Hình 3.39. Diếp Cá Herba Houttuyniae

Dược liệu là toàn cây dùng tươi hay khô của cây diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo, lá dấp) -

Houttuynia cordata Thunb, họ lá dấp - Saururaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao 40cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như cá do đó có tên là diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa là bông, màu vàng không có bao hoa, có 4 lá bắc trắng; tất cả nom như một cái hoa. Quả nang mở ở đỉnh. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp. Ơ miền Nam được trồng nhiều làm rau sống.

2. Thành phần hoá học

Các flavonoid: quercitrin (=quereetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin 3- glucosid) - Tinh dầu: đây là thành phần làm cho dược liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là methylnonylceton, laurylaldehyd, capryladegyd và decanonyl acetaldehyd. Chất sau cùng này là thành phần chính nhưng không bền và dễ bị phân huỷ khi chưng cất.

- Ngoài ra trong diếp cá còn có nhiều chất khác: N- (4- hydoxystyryl) - benzamid, aristolactam, các alcaloid nhân pyridin, 1,3,5- tridecanonylbenzen.

3. Tác dụng và công dụng

Tác dụng kháng nhiều loại virus đã được nghiên cứu. Thành phần có tác dụng là quercitin và tinh dầu gồm 3 thành phần chính nói ở trên (không có decanonyl acetaldehyd). Tinh dầu ức chế trực tiếp các virus sau: Virus gây bệnh herpes (mụn rộp) chủng 1 (HSV-1), virus gây bệnh cúm và HIV chủng 1 của người (HIV-1) nhưng không thấy có tác dụng chống vius gây bệnh bại liệt. Mức độ giảm virus liên quan đến thời gian xử lý bằng thuốc (Kyoko Hayashi và cộng sự- Planta medica 1995 No3p.237-241)

- Decanonyl acetaldehyd thấy có tác dụng kháng khuẩn nhưng các chất methynonylceton, laurylaldehyd và caprylaldehyd thì không có tác dụng.

- Diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, thông tiểu. Tác dụng làm bền mao mạch của quercitrin đã được chứng minh.

- Dược điển Trung Quốc chỉ định dùng lá diếp cá trong các trường hợp apxe phổi, ho khó thở, lỵ, nhiễm trùng đường tiểu tiện, mụn nhọt.

Nhân dân ta có kinh nghiệm dùng diếp cá tươi để chữa mắt đỏ có tụ máu (giả nhỏ lá, ép vào hai miếng giấy bản, đắp vào mắt), bệnh trĩ (hãm lấy nước uống và rửa). Diếp cá là thứ rau ăn thông thường ở miền Nam. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin P rất tốt cho cơ thể. Những năm gần đây Nhật đặt mua của ta hàng chục tấn lá diếp cá.

RÂU NGHỄ

Herba Polygoni hydropiperis

Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của rau nghễ - Polygonum hydropiper L. họ Rau răm - Polygonaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cỏ mọc hoang, mọc hàng năm, cao đến 70cm. Thân mềm có khía rãnh, phân nhánh, lúc

Hình 3.40. Râu Nghệ Herba Polygoni hydropiperis

non có màu xanh, khi già màu đỏ, hơi phình lên ở các mấu. Lá mọc ở các mấu, hình mũi mác dài, mềm, có cuống rất ngắn, các lá ở ngọn bé hơn và hẹp hơn lá ở thân. Lá dài 3-10cm rộng 1-2cm. Các lá hơi có lông ở mép. Lá có bẹ chìa mỏng. Cụm hoa là bông uốn cong ở đầu cành hoặc ngọn kẽ lá. Hoa đều, mẫu 3, không có cánh hoa, 6 nhị. Lá tươi có vị cay nóng. Cây mọc hoang ở những nơi đất ẩm, ruộng nước.

Thu hái: bộ phận trên mặt đất, hái vào cuối mùa hạ trong thời gian ra hoa khi thân có màu nâu đỏ. Hái về thì rải lớp mỏng làm khô ngay và phải năng đảo vì nếu khô chậm dược liệu sẽ đen, hỏng.

2. Thành phần hóa học

Các hợp chất flavonoid, hàm lượng 2-2,5%, gồm các chất sau: quercitrin (=quercetin-3- rhamnosid), hyperin hay hyperosid (=quercetin-3-galactosid), rutin, rhamnazin (=3,5,4’-trihydroxy-7,3’ dimethoxy flavon).

3. Công dụng

Xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã nghiên cứu tác dụng dược lý và đưa vào Dược điển Liên Xô IX.

Dùng trong, dưới dạng cao lỏng - Extractum Polygoni hydropiperis fluidum, làm thuốc co tử cung tương tự những chế phẩm của nấm cựa gà nhưng nhẹ hơn để làm thuốc cầm máu bên trong. Cao lỏng được pha với các thuốc khác để làm thuốc đạn chữa trĩ. Liên Xô cũ có sản xuất chế phẩm “hydropiperin” chứa hỗn hợp các flavonoid glycosid.

Rau nghễ còn được dùng làm thuốc thông tiểu và hạ huyết áp. Nhuận tràng, chữa giun, dòi.

NÚC NÁC

Cortex Oroxyli

Dược liệu là vỏ thân cây núc nác - Oroxylum indicum Vent., họ Núc nác - Biognoniaceae.

1. Đặc điểm thực vật9

Cây to cao 10m hoặc hơn. Thân nhẵn ít phân chính. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, lá kép lông chim 3 lần, dài tới 2m thường tập trung ở ngọn. Gốc cuống lá phình to. Lá chét không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên. Cụm hoa là chùm ở ngọn cành. Hoa to màu nâu xẫm. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng hình chuông chia 2 môi gồm 5 răng cong, phủ nhiều lông cả 2 mặt. Năm nhị, trong đó có một cái bé hơn. Cây ra hoa về mùa hạ. Quả nang dẹt dài 50-60cm, hai mặt lồi, lưng có cạnh. Hạt dẹt có cánh mỏng phát triển về một bên và có những đường gân tỏa ra, dài 7cm rộng 3cm trông giống cánh bướm màu trắng nhạt. Cây mọc rải rác nhiều nơi ở nước ta.

2. Thành phần hóa học

Vỏ cây núc nác được biết có chrysin và baicalein (Bose và Bhattachanya, 1938). - Hạt có baicalein 6- glucosid và oroxylin A (Mehta và Mehta, 1954).

- Lá có baicalein, scutellarein, scutellarein, baicalein 6 - glucuronid scutellarein-7-glucuronid, baicalin.

3. Tác dụng và công dụng

Viện dược liệu thuộc bộ y tế Việt Nam có đưa ra dạng chế phẩm “Nunaxin” là viên cao núc nác. Nghiên cứu cho thấy:1, Chế phẩm có tác dụng chống khoáng phản vệ trên thỏ và trên chuột lang nếu được uống trong 7 ngày liền. Không có tác dụng chống choáng do histamin trên chuột lang. 2, Chống viêm dị ứng trên thỏ và trên chuột cống trắng. 3, Không có biểu hiện độc tính.

Viện Dược liệu đề nghị dùng chế phẩm “Nunaxin” trong các bệnh mề đay sơ phát và mạn tính, vẩy nến, hen phế quản trẻ em thể nhẹ và trung bình. Không chỉ định cho các trường hợp dị ứng nặng và cấp diễn.

- Y học dân tộc dùng hạt để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, đau gan, đau dạ dày. Ngày uống 2-3g. dùng ngoài dưới dạng bột và rắc lên vết lở loét, mụn nhọt.

HOÀNG CẦM

Radix Scute

Dược liệu là rễ cây hoàng cầm - Stecullaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi - Lamiaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bô

Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm

Hình3.42.Hoàng Cầm Radix Scute

phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu xanh lơ. Cây đã được trồng thí nghiệm ở Sapa, chưa phát triển. Vị thuốc còn phải nhập.

Thu hái: rễ, thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào về bỏ rễ con, bỏ thân, lá, phơi gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.

2. Thành phần hóa học

Từ rễ hoàng cầm có nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc. Các chất quan trọng là baicalin, Baicalein, scutellarein, scutellarin, wogonin.

3. Tác dụng

Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt. - Có tác dụng kháng khuẩn.

- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. - Tăng sức và làm chậm nhịp tim.

- Làm giảm co thắt cơ trơn của ruột. - Có tác dụng an thần.

- Y học dân tộc cổ truyền dùng hoàng cầm để chữa sốt, ho, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ sưng đau, chảy máu cam, mụn nhọt, thai động không yên. Ngoài ra còn chữa viêm dạ dày và ruột.

Dùng dưới hình thức thuốc sắc với liều 12g một ngày, người lớn có thể dùng 30-50g một ngày.

- Baicalein cũng được chiết xuất và chuyển thành dạng ester phosphat (để tăng độ tan), dùng để chữa các bệnh dị ứng.

- Hoàng cầm cũng được dùng dưới dạng cồn thuốc Tinctura Scutellariae để chữa bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ. Uống lâu không thấy có tác dụng phụ.

KIM NGÂN HOA

Flos Lonicerae

Hình 3.43. Kim Ngân Hoa Flos Lonicerae

Dược liệu là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây kim ngân - Lonicera japonica Thunb, hoặc một số loài khác như L.dasystyla Rehd., L.confusa D.C. họ kim ngân - Caprifoliaceae.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)