- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì
3. Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Hạt chín (Semen Colchici) đã phơi khô. Hạt chín có màu nâu xẫm, hình cầu, đường kính khoảng 3mm, có phần cuống hạt còn lại rất rõ.
Trong hạt tỏi độc có chứa alcaloid (trung bình 1,2%): alcaloid chính là colchicin (0,2 – 0,6%) phần lớn tập trung ở tế bào vỏ hạt.
Ngoài ra trong hạt còn có dầu béo (17%), acid benzoic, phytosterol, đường (5%), tamin. Trong dò tỏi độc có tinh bột, đường, gôm, tanin.
4. Tác dụng và công dụng
Colchicin là chất rất độc với động vật có máu nóng. Triệu chứng ngộ độc (ỉa chảy ra máu, hạ huyết áp, liệt thần kinh trung ương) thường xuất hiện ngay sau vài giờ. Liều chết đôi với colchicin là 0,02 =5g = 50g hạ = 50 g cồn hạt 1/10, chết do ngạt thở. Ảnh hưởng của colchicin lên sự phân chia tế bào được chú ý đặc biệt. Colchicin có khả năng ngăn cản hiện tượng gián phân trong giai đoạn biến kỳ. Tác dụng này được sử dụng để cải tạo giống cây trồng.
Trong điều trị, người ta dùng colchicin để chữa bệnh Gut (bệnh thống phong) đặc biệt trong trường hợp cấp tính. Có thể do nó tham gia vào sự biến đổi chất có nhân purin, nó ngăn cản hoặc loại trừ sự tích lũy acid uric ở khớp xương. Liều dùng 0,5mg x 4 lần trong 24 giờ (dùng kéo dài tối đa 3 ngày trong một đợt điều trị). Do có tác dụng đối với hiện tượng phân bào nên colchicin cũng được dùng chữa bệnh bạch cầu và bệnh lympho bào ác tính. Demecolcin ít độc hơn colchicin 30 – 40 lần nên người ta hay dùng hơn.
Tỏi độc được dùng dưới dạng cồn hạt 1.10 với liều 1,5g/lần, 3g trong 24 giờ, cao cồn nước với liều 0,05g/ lần, 0,2 g trong 24 giờ để chữa bệnh thống phong. Khi dùng thấy hiện tượng ỉa lỏng phải ngừng dùng thuốc ngay. Thường người ta chỉ dùng 4 – 5 ngày lại nghỉ không nên dùng lâu sợ bị ngộ độc.
Hiện nay người ta trồng cây tỏi độc đối với mục đích chiết lấy colchicin dùng trong nông nghiệp nhiều hơn là dùng làm thuốc.Tuy nhiên môt số nước vẫn dùng tỏi độc và các chế phẩm của tỏi độc làm thuốc
ÍCH MẪU
Leonurus artemisia Lour.
Hình 6.4. Cây Ích Mẫu (Leonurus artemisia Lour).
Ở nước ta hiện nay có 2 loài ích mẫu: Leonurus artemisia (Lour). S.Y.Hu (=Leonurus hetẻophyllus Sweet) và L.sibỉicus L.,họ Hoa môi)-Lamiaceae (=Labiateae).
1. Đặc điểm thực vật
Leonurus artemnisia: Cây thảo, sống hàng năm hay 2 năm, thường cao 0,5-1m. Thân
vuông mọc đứng có nhiều rãnh dọc và lông mịn, ruột xốp. Lá mọc đối, lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, hai mặt đều có lông mềm như nhung lá ở giữa dài, xẽ sâu thành thùy hẹp, không đều, các thùy có răng cưa nhọn, lá ở ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Cụm hoa mọc thành vòng dày đặc ở kẽ lá đường kính2-2,5cm; lá bắc hình giùi ngắn hơn đài, đài hoa dài 5- 6mm hình chuông, có 5 răng nhọn, có lông, tràng hoa dài 1cm hay hơn có màu trắng hồng hay tím hồng, mặt ngoài có lông, môi trên hình trứng hơi cong, môi dưới dài bằng môi trên nhưng hơi hẹp chia 3 thùy, thùy dưới rộng, nhị 1 đinh vào giửa ống tràng. Qủa bế 3 cạnh, nhẵn, khi chín có màu nâu sẫm. Mùa hoa: hoa vào tháng 3-5; mùa quả vào tháng 6-7.