Thu hoạch và chế biến

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 25 - 28)

Thu hoạch tảo vào những thời kỳ nhất định. Ở nước ta nên thu hoạch vào tháng 3. Hiện nay ở nhiều nước việc thu hoạch được tiến hành bằng cơ giới, có khi thu hoạch tảo do sóng đánh vào bờ. Tảo được vớt lên phơi khô, rũ sạch cát, vỏ sò rồi chuội (làm trắng) bằng cách tưới nước rồi phơi nắng, khi tưới nước thì đồng thời muối cũng bị loại. Tiếp theo là đun với nước đã acid nhẹ (1 phần tảo khô, 60 phần nước) trong nhiều giờ, lọc nóng qua vải lanh, để nguội rồi cho đông lạnh. Nước trong thạch sẽ đóng thành đá, sau đó lại cho tan đá, nước chảy ra và kéo theo tạp chất. Muốn có thạch dạng sợi thì người ta nén qua khuôn thép có lỗ phơi hoặc làm khô ở nhiệt độ 35oC. Có loại dạng bột hoặc dạng mảnh dẹt.

Mô tả dược liệu.

Tuỳ theo cách chế biến mà thạch có thể ở dạng sợi, có khi các sợi này dính nhau thành phiến, hoặc dạng bột. Sợi thạch màu vàng nhạt hay không màu gần như trong suốt, thường dài 20- 30cm, dày 3-8mm. Bột có màu trắng ngà, sờ ráp tay. Ở trong nước lạnh, thạch nở to, tan trong nước sôi khi để nguội sẽ đông lại.

Thạch của ta chế chất lượng rất tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, được một số nước ưa thích.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của thạch là chất nhầy thuộc nhóm acid thành phần có gốc sunfat

Bảng so sánh thạch của ta và của Liên Xô cũ

Việt Nam Liên Xô cũ

Độ ẩm Tro Đạm Carbohydrat Sức đông (1,5%) 18-20% 2,5-3,5% 0,2% (yếu) 50-60% (tốt) 300-500g/cm2 không quá 20% không quá 4% Trên 1,5% 61% 350g/cm2 5. Công dụng

Thạch dùng để chữa táo bón kéo dài. Khi uống vào ruột, thạch sẽ hút nước nở ra làm tăng thể tích của phân, gây điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích ở ruột phát triển, vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong sự co bóp của ruột già.

Liều dùng 4-16g một ngày, ngoài ra thạch là nguyên liệu để chế môi trường trong khoa vi sinh, làm chất ổn định các nhũ dịch.

Về mặt thực phẩm, thạch dùng làm thức ăn và đồ giải khát. Thạch còn được dùng trong kỹ nghệ dệt và giấy.

Khuê tảo và gai bọt biển nằm trong thạch. A, Archnoidiscus (đường kính 130µm); B, các loài của Grammatophora; C, Cocconeis; D, Campyloneis; E, các loại khuê tảo khác; gai bọt biển.

TẢO BẸ

Laminaria

Tảo bẹ thuộc ngành Tảo nâu - Phaeophyta. Một số loài được dùng trong y học:

Laminaria saccharina Lam., L.japonica Aresh., họ tảo bẹ - Laminariaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Tảo bẹ có tản dẹt nom như lá, dài 1-15m, rộng 20 - 50cm, có màu nâu, có bộ phận hình trụ nom như thân và có những móc giống như rễ để bám vào đáy biển. Nói chung tất cả bờ biển của các nước đều có. Ở biển đông chủ yếu là loài L.japonica Aresch.

Tảo bẹ ở độ sâu 5-6m nên phải dùng cào có cán dài vớt lên phơi khô, loại sạch tạp chất rồi xay thành bột khô.

2. Thành phần hóa học

Màu nâu của tảo là do chứa fucoxanthin là một sắc tố carotenoid.

Thành phần chủ yếu là laminaran. Laminaran có 2 dạng: một dạng hầu như không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng và một dạng tan được trong nước lạnh. Về cấu trúc hóa

Hình 1.12. Tảo Bẹ (Laminaria)

học, laminaran là acid alginic. Trong phân tử cũng có mặt của đường D- manitol với tỉ lệ khoảng 2,7% trong dạng laminaran hoà tan và 1,7% trong dạng không hòa tan.

Thành phần của tảo bẹ còn có iod tồn tại dưới dạng iodid và dưới dạng kết hợp hữu cơ.

3. Công dụng

Tảo bẹ được dùng làm chất nhuân tràng, điều hòa sự hoạt động đường dạ dày, ruột. Uống 1-2 thìa canh bột thô hòa với nước vào tối trước khi đi ngủ. Tảo bẹ có chứa nhiều loại vitamin, hợp chất có iod và các yếu tố vi lượng nên dùng rất tốt cho những người bị bướu cổ, xơ vữa động mạch, trẻ em còi xương, lao. Dược điển Đông y Trung Quốc quy định dùng Tảo bẹ L.japonica Aresch, để chữa bướu cổ, tràng nhạc...Ngoài ra còn có thể dùng các loài tảo mơ - Sargassum thuộc họ tảo mơ (Sargassaceae) với công dụng như Tảo bẹ. Các loài thuộc ngành tảo nâu đặc biệt các loài thuộc họ FucaceaeLaminariaceae có giá trị kinh tế vì đây là nguồn chính để điều chế acid alginic và alginat. Hàng năm trên thế giới tiêu thụ đến hàng nghìn tấn dùng làm chất ổn định, nhũ hóa...Trong nhiều ngành kinh tế khác nhau như cao su, sơn, dệt, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu tìm hiểu về dược liệu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)