Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Huế
Mục tiêu của chương:
Sau khi học chương Dược liệu chứa Glycosid, sinh viên phải biết được:
Vị trí và vai trò, định nghĩa, tính chất lý, hóa, cách chiết Glycosid sử dụng cho người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân.
Số tiết: 12 tiết Hình: 60 Bảng: 2
Tóm tắt nôi dung chương: 1. Định nghĩa của Glycosid.
2. Các dây nối O-, C-, N-, S- glycosid.
3. Lý, hóa tính của glycosid, sự tác dụng của Enzym lên Glycosid. 4. Phương pháp chung để chiết Glycosid.
Câu hỏi ôn tập chương: 1. Định nghĩa Glycosid?
2. Đặc điểm thực vật và tính chất hóa học của các dược liệu có trong chương? 3. Công dụng và liều dùng của các dược liệu đó?
Tài liệu sinh viên cần tham khảo: 1. GS TS. Đỗ Tất Lợi 1992
- "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" NXBKHKT.
2. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học.
3. Viện dược liệu 1972-1986, 1987-2000. Công trình nghiên cứu khoa học. 4. Tạp chí dược liệu học.
5. Phạm Hoàng Độ. Cây cỏ Việt Nam.
6. Võ Văn Chí 1997. Từ điển cây thuốc, NXB Y Học. 7. Dược điển Việt Nam I, II, III.
Giải thích thuật ngữ: Dược liệu này có tác dụng trợ tim yếu, chủ yếu là chống co thắt.
Hiện nay nhiều nơi trồng cây đay Nhật Hibisecus sabadariffa L., họ Bông - Malvaccac thay thế Corchorus olitorius L, để lấy sợi
DƯƠC LIỆU CHỨA GLYCOSID1. ĐỊNH NGHĨA 1. ĐỊNH NGHĨA
Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Các dang trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair. Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên tim động vật máu nóng.
Glicosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.